Các bạn đang xem phần 5 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 4 vui lòng nhấn vào đây.
Vạng trứng
Cây vạng trứng có tên tiếng Anh là Endospermum chinense, là loại thực vật thuộc họ Euphorbiaceae. Cây gỗ cao tới 35m, thân thẳng tròn, có những vết vòng ngang quanh thân. Vỏ ngoài khô mủn, thịt vỏ trắng. Cành và cuống lá có phủ lông.
(Ảnh minh họa)
Phân bố rải rác ở độ cao 50-500m, mọc hỗn giao với các loài Re, Xoan đào, Chắp, Mò, Trám…, tái sinh hạt dưới tàn che 0,5-0,6. Vạng trứng phân bố ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, các tỉnh Tây Nguyên, những vùng có độ cao từ 800m trở xuống.
Gỗ lõi màu vàng nhạt đến vàng cam, dưới tác dụng của thời tiết, gỗ có màu vàng rơm, không phân biệt với màu của gỗ dác. Gỗ có tính quang nhẹ. Thớ gỗ thẳng, xoắn hoặc hơi gợn sóng. Mặt gỗ tương đối thô đến thô nhưng đồng nhất.
Tính chất cơ học
Gỗ vạng trứng không bền. Đặc biệt, nó dễ bị biến màu cũng như bị xén tóc, mọt khô phá hoại.
Khả năng gia công
Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã thử nghiệm thăm dò và đã có kinh nghiệm gieo, ươm, gây trồng, nhưng chưa có chương trình thí nghiệm và chưa được trồng trên diện rộng. Lâm trường Ba Rền (Quảng Bình) có trồng thử nghiệm một diện tích nhỏ. Lâm trường Yên Thế (Bắc Giang) có trồng một số diện tích để làm giống, song để có một hệ thống kỹ thuật hoàn chỉnh, cần được thực nghiệm để có các chỉ tiêu cần thiết.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)
(Còn tiếp)