Cẩm nang sửa nhà – Bài 20: Xử lý sự cố công trình mặt trang trí bằng sơn

Tháng tám 21 03:50 2012

Các bạn đang xem ” Bài 20: Xử lý sự cố công trình mặt trang trí bằng sơn” trong loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” để xem mục lục trong cẩm nang này, vui lòng nhấn vào đây

Công trình mặt trang trí bằng sơn là chỉ mặt trang trí bằng màng sơn được hình thành khi sử dụng vật liệu sơn cao phân tử hữu cơ hoặc vô cơ quét lên mặt sơn tường trong, trần, mặt tường ngoài. Sự cố công trình chất lượng thường gặp của mặt trang trí bằng sơn, có thể tham khảo một số trường hợp sau để tiến hành xử lý.

1. Biểu hiện sự cố: Mặt dán nổi phồng, nứt, rơi từng mảng

Nguyên nhân
1. Nổi phồng dộp : vật liệu ốp bị ngấm hoặc thời gian khô không nhiều, lớp lót không sạch hoặc trơn bóng quá.

2.Nứt : Do cường độ lớp lót quá thấp.
3. Rơi từng mảng : Trọng lượng riêng của vật liệu ốp quá lớn, giữa lớp dán và lớp vữa lót, giữa lớp vữa lót và lớp móng có ứng suất cắt tương đối lớn

Phương pháp xử lý
Đầu tiên loại bỏ vật liệu ốp nổi phồng và bị nứt, đồng thời loại bỏ keo hoặc vữa (chỗ có tấm bị rơi), tiếp đó vệ sinh sạch sẽ lớp đáy, thấm đẫm nước, sau đó quét lớp vữa xi măng, dùng vữa xi măng cát có cấp phối 1:2~2.5, thêm vào 3~5% keo 107 làm chất dính kết, dán lại tấm mặt trang trí

2. Biểu hiện sự cố: Mặt chèn bị nứt, hư hỏng do va chạm

Nguyên nhân
1. Nứt : Do khi lắp các tấm ốp, khe hở giữa các tấm trên và dưới nhỏ, khi kết cấu biến dạng vì chịu nén, vật liệu tấm ốp chèn chịu lực nén theo chiều thẳng đứng; do lắp đặt tấm ốp không cẩn thận, các chất khí có tính ăn mòn và không khí ẩm (hoặc nước) luồn vào khe tấm, làm cho các chi tiết liên kết như lưới cốt thép và móc câu bị ăn mòn, sau khi nở ra tạo lực đẩy ra phía ngoài đối với tấm ốp.
2. Hư hỏng do va chạm : Tấm ốp trong quá trình vận chuyển hoặc sau khi chèn bảo dưỡng không tốt.

Phương pháp xử lý
1. Nứt : Có thể chữa bằng trộn màu vào vữa xi măng có keo 107, màu sắc của vữa nên cố gắng làm gần như bề mặt tấm ốp phải sửa chữa.
2. Hư hỏng do va chạm : Nên dùng epoxy rêsin để vá góc bị rơi, trước khi vá, đầu tiên làm sạch mặt liên kết, sau khi khô, trên hai mặt dính kết bôi epoxy resin với chiều dày 0.5mm sau đó mới dán, sau 3 ngày bảo dưỡng là được.

3. Biểu hiện sự cố: Miếng lắp bị rơi

Nguyên nhân
Do nước mưa thâm nhập, ăn mòn chi tiết liên kết kim loại của tấm ốp với lưới cốt thép mặt tường. Đồng thời do chấn động từ bên ngoài, làm cho tấm ốp chèn có khả năng bị rơi xuống

Phương pháp xử lý
Thông thường có thể dùng epoxy resin và bu long neo; nếu tương đối nghiêm trọng, tháo dỡ một phần làm lại.

1. Phương pháp epoxy resin và neo bằng bu long :
– Khoan lỗ : Dùng khoan điện khoan lỗ đối với đá hoa (hoặc đá hoa cương) cần gia cố. Khoan từ bề mặt đá sâu vào 30mm trong lớp lót (tường gạch hoặc bê tông). Đường kính lỗ là Ø10mm. Khi khoan, mũi khoan nên nghiêng xuống phía dưới 150, để tránh sau khi phun vữa, vữa resin từ trong lỗ chảy ra. Sau khi khoan lỗ dọn sạch bụi trong lỗ bằng không khí nén 0,6MPa.
– Phun vữa : Cấp phối của vữa xi măng epoxy resin là epoxy resin 6106: dibutyl phthalate : chất làm rắn 590 : xi măng là: 100 :20: 20:100~200
– Tiến hành phun vữa bằng súng phun resin có áp lực lớn nhất là 0,4MPa. Đầu súng nên cắm sâu vào đáy lỗ làm cho trong lỗ đầy vữa resin.
– Đặt bu lông neo : Dùng bu lông thép số 3 Ø6mm. Bu lông phải xử lý gỉ. Khi đặt, trước tiên quét một lớp epoxy resin trên bề mặt bu lông. Sau khi đặt để tránh vữa trong lỗ trào ra làm bẩn mặt đá, có thể tạm thời dùng vữa vôi bịt lỗ hổng. Rêsin thừa trên bề mặt đá dùng acetone hoặc xylene nhanh chóng lau sạch.
– Bịt miệng : Sau 2~3 ngày dùng vữa xi măng trắng keo 107 có trộn màu để bịt miệng, để màu sắc gần với màu sắc của bề mặt đá.

2. Lắp lại một phần đá mặt tường
– Sửa chữa lớp lót mặt tường : Lớp lót mặt tường cần thắng đứng, bằng phẳng, khoảng cách tới mặt đá không được nhỏ hơn 5cm, nếu không đủ phải đục hoặc sửa chữa. Mặt tường phải sạch sẽ, tưới nước ướt đều.
– Kéo dây, ghép thử, đánh số : Trên mặt lớp lót bật dấu đường tim, đường thăng bằng. Sau đó tiến hành ghép đá thử, đánh số tuần tự chèn dán từ dưới lên trên.
– Buộc lưới cốt thép trên mặt lớp lót, đồng thời liên kết chắc chắn với chi tiết chôn sẵn; hai đầu mặt bên trên dưới của đá ốp khoan lỗ tròn Ø5mm, luồn sợi thép hoặc sợi thép tráng kẽm, buộc đá lên lưới cốt thép.
– Lắp đặt lớp đá thứ nhất : Đầu tiên đặt hai tấm ở hai đầu, làm phẳng và thẳng đứng, kéo dây ngang, sau đó theo số thứ tự lắp đặt lớp đá thứ nhất. Mỗi tấm đá đều cần phẳng và thẳng đứng, bốn góc phẳng, sau đó dùng nêm gỗ cố định. Chỗ khe nối đứng và ngang, cứ cách 10~15cm dùng vữa thạch cao (trong thạch cao thêm 20% xi măng) cố định tạm thời.
– Phun vữa xi măng : Chiều cao phun lần thứ nhất không vượt quá 1/3 chiều cao của tấm đá. Dùng vữa xi măng cát 1 : 2,5 đổ từ từ vào khe mặt tường nền với tấm đá, sau khi đổ vữa lần thứ nhất 1~2h khi vữa sơ ninh, kiểm tra xem đá có bị dịch chuyển không, nếu lệch vị trí phải tháo ra lắp đặt lại. Phun vữa lần thứ hai đến độ cao bằng ½ tấm đá. Lần thứ ba thấp hơn tấm đá 5cm, sau khi vữa đông cứng, rút nêm gỗ cố định ở miệng trên ra, dọn sạch miệng trên.

[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Cẩm nang sửa nhà”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Nhà Đẹp kiến trúc)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: