Các bạn đang xem loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” để xem mục lục trong cẩm nang này, vui lòng nhấn vào đây
Lớp mặt xi măng có thể bị nứt, bóng khí là do cường độ xi măng thấp, tính ổn định kém; cát quá mịn, vữa trộn không đều, tỉ lệ nước xi măng quá lớn; lớp lót khô, trước khi phủ lớp mặt chưa ướt… Dưới đây là một số lý do và cách khắc phục sự cố mặt xi măng.
1. Nổi vữa
Nguyên nhân: – Mác xi măng thấp, hoặc dùng xi măng quá thời hạn đã đóng vón vì ẩm – Cát quá mịn – Tỉ lệ nước, xi măng quá lớn – Hàm lượng bùn trong cát quá lớn – Ép quá sớm hoặc quá muộn – Bảo dưỡng quá sớm hoặc chưa bảo dưỡng – Vữa xi măng cát đóng băng, chưa đạt đủ cường độ đã chịu tải trọng
Phương pháp xử lý: – Nổi vữa ở diện tích nhỏ: dùng máy mài mài có nước ở chỗ nổi vữa – Nổi vữa diện tích lớn: + Dùng bàn chải sắt chải sạch cát nổi ở chỗ nổi vữa + Tưới nước đẫm + Dùng vữa keo xi măng : keo 107 : nước (1:0,25:0,35) làm lớp lót + Sau khi lớp lót sơ ninh, trước khi đông cứng quét lớp mặt, tỉ lệ vữa keo là xi măng : keo 107 : nước (1:0,2:0,45) + Lớp mặt thông thường quét 2~3 lần, lượt sau phải quét khi lượt trước đã khô + Cuối cùng tiến hành bảo dưỡng – Đối với mặt nền xi măng nổi vữa nghiêm trọng: + Dỡ bỏ toàn bộ lớp mặt + Đục xờm tưới ẩm + Quét một lượt vữa thuần xi măng có tỉ lệ nước xi măng là 0,4~0,5 (thêm lượng keo 107 vừa phải) + Phủ mặt bằng vữa xi măng cát theo tỉ lệ thể tích 1:2, vừa xoa vữa vừa phủ lớp mặt
2. Phồng rộp
Nguyên nhân: – Bề mặt lớp đệm dọn không sạch sẽ, có vữa nổi hoặc chất bẩn khác – Tưới nước bề mặt lớp đệm không đủ, quá khô – Bề mặt lớp đệm đọng nước, làm tỉ lệ nước xi măng đột nhiên tăng, vữa xi măng quét đã khô cứng vì gió
Phương pháp xử lý: – Nếu diện tích ở góc gian nhỏ hơn 0,1m2 mà phồng rộp không có vết nứt, nói chung không cần sửa chữa – Khi sửa chữa cục bộ: + Phải đục bỏ chỗ phồng dộp, đục vào lớp kết hợp tốt 30~50mm, trước khi sửa chữa 1~2 ngày, xối rửa lớp mặt đẫm nước + Khi sửa chữa, quét một lớp vữa thuần xi măng với tỉ lệ nước xi măng là 0,4~0,5 + Nếu lớp mặt tương đối dày, sửa chữa làm nhiều lần, chiều dày mỗi lần không nên lớn hơn 20mm, sau khi đóng rắn dùng cát ẩm hoặc bao tải ướt bảo dưỡng – Đối với phồng dộp có diện tích lớn, phải đục đi toàn bộ lớp mặt, đục xờm lớp lót, làm lại lớp mặt mới.
3. Nứt mai rùa
Nguyên nhân: – Cường độ xi măng thấp, tính ổn định kém – Cát quá mịn, vữa trộn không đều, tỉ lệ nước xi măng quá lớn – Lớp lót khô, trước khi phủ lớp mặt chưa ướt đẫm – Nhiệt độ quá cao, gió thổi và nắng chiếu, không nhanh chóng tưới nước bảo dưỡng – Diện tích quá lớn, không để khe phân cách, cường độ lớp lót không đủ – Tải trọng thi công quá lớn
Phương pháp xử lý: – Nếu vết nứt nhỏ, không có hiện tượng phồng rộp, mà không có chất lỏng chảy qua, nói chung không cần xử lý. – Nếu vết nứt tương đối lớn, có thể dùng vữa xi măng (vữa xi măng keo 107) bịt (hoặc chèn) để xử lí. – Nếu vết nứt do thay đổi kết cấu gây nên, cần xử lí cùng với tình trạng kết cấu.
4. Vết nứt dọc theo chiều rộng của tấm sàn đúc sẵn
Nguyên nhân: – Vết nứt do mô men âm sinh ra ở đầu tấm gây nên – Khi thi công vữa ở gối tấm sàn không đặc chắc – Đổ vữa khe nối đầu không cẩn thận – Neo cốt thép chôn sẵn trong tấm không chắc – Co ngót nhiệt độ dọc theo tấm sàn
Phương pháp xử lý: – Nếu vết nứt xuất hiện tương đối nhỏ, mà tấm sàn không có yêu cầu chống thấm, thông thường không cần sửa chữa. – Nếu vết nứt tương đối rộng lại có yêu cầu chống thấm, cần tiến hành sửa chữa: + Có thể đục rãnh ở chỗ khe nứt rộng khoảng 10mm, sâu 20mm + Dùng vữa keo chèn phẳng (trước khi chèn cần làm sạch khe) + Cũng có thể dùng bê tông đá nhỏ mác không nhỏ hơn C20 để chèn, đồng thời đặt tấm lưới cốt thép
5. Vết nứt dọc theo chiều dài của tấm sàn đúc sẵn
Nguyên nhân: – Đổ bê tông khe sàn không đặc chắc, bảo dưỡng không cẩn thận, chịu tải quá sớm – Độ cứng của cấu kiện đúc sẵn kém, sinh ra biến dạng đàn hồi dưới tác dụng của tải trọng – Khi lắp đặt tấm sàn đúc sẵn, giữa cac tấm sát nhau hình thành “khe”, khi lắp đặt vữa gối tấm không đặc chắc hoặc không có vữa, dưới tác động của tải trọng bên trên, sàn lún không đều
Phương pháp xử lý: – Nếu số lượng vết nứt tương đối ít, vết nứt tương đối nhỏ, sàn không có yêu cầu chống thấm, có thể không cần sửa chữa.
– Nếu số lượng vết nứt tuy ít, vết nứt tương đối nhỏ, nhưng sàn có yêu cầu chống thấm, cần phải sử chữa: + Cần đục khe của tấm có vết nứt, để mặt kết hợp tạo thành hình có độ dốc, độ dốc h/b = 1:1~1:2 + Mặt và sườn tấm sàn đúc sẵn cũng cần đục xờm và dọn sạch sẽ, dùng nước xối rửa, sau khi mặt bão hòa khô mới sửa chữa + Khi sửa chữa, trước tiên quét một nước thuần vữa xi măng trong khe tấm, tiếp đó đổ bê tông đá nhỏ + Đổ lần đầu bằng ½ chiều sâu khe tấm, đợi se nước đổ lần thứ hai + Nếu khe tấm tương đối hẹp, đầu tiên dùng vữa xi măng cát 1:2 đến 1:2,5 đổ 20~30mm, sau khi đầm đặc chắc lại đổ bê tông đá nhỏ C20, đổ đén chỗ cách mặt tấm sàn 10mm, đầm chắc, nhưng không đánh màu, bảo dưỡng 2~3 ngày, trong thời gian bảo dưỡng không cho phép người qua lại. + Khi sửa chữa lớp mặt, đầu tiên quét lớp vữa thuần xi măng ở mặt tấm và chỗ nối ghép, sau đó dùng vật liệu giốngnhư lớp mặt để chèn. + Khi đánh màu chú ý nén chắc hai bên chỗ ghép nối, sau khi đông cứng dùng cát ẩm hoặc bao tải ướt đậy lại bảo dưỡng.
– Nếu vết nứt ở trong phòng tương đối nhiều: + Phải đục toàn bộ lớp mặt, đục vào khe tấm 10~20mm + Bên trên đổ lớp bê tông cốt thép có chiều dày không nhỏ hơn 30mm + Bên trong đặt một tấm lưới cốt thép hai hướng (Ø4 & 150~200mm) đổ bê tông đá nhỏ mác không thấp hơn C20, vừa đổ vừa xoa, đồng thời tiến hành bảo dưỡng theo yêu cầu
6. Đọng nước trên mặt nền có lỗ thu nước
Nguyên nhân: – Cao độ nền của ban công, hành lang, gian vệ sinh thông thường nên thấp hơn mặt nền 20~50mm, nhưng do không để ý trong thiết kế, hoặc khi thi công cốt cao độ của mặt nền không chính xác có thể không đạt yêu cầu.
Phương pháp xử lý: – Phải đục bỏ toàn bộ lớp mặt, sau đó lấy hố thu nước làm trung tâm, tạo độ dốc theo độ dốc nhất định mở ra bốn xung quanh – Sau khi xoa mặt, dùng nước gạt phẳng – Trước khi lắp đặt hố thu cần kiểm tra cao độ hố thu nước có chính xác hay không, khi lắp đặt dù bố trí hố thu nước thấp hơn một chút, cũng không tạo được cao hơn cốt cao độ.
[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Cẩm nang sửa nhà”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Nhà Đẹp kiến trúc)