Khi đã sẵn sàng để xuất khẩu sang thị trường EU, quyết định đầu tiên một doanh nghiệp XK phải đưa ra là lựa chọn tiếp cận thị trường đó theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Cách tiếp cận gián tiếp có nghĩa mọi hoạt động xuất khẩu là do một nhà xuất khẩu hoặc đại lý xuất khẩu đảm nhận, hoặc mọi hoạt động nhập khẩu là do một nhà nhập khẩu hoặc đại lý nhập khẩu đảm nhận.
Nếu bạn lựa chọn cách tiếp cận trực tiếp, bạn phải ý thức rõ rằng mình phải chịu trách nhiệm mọi hoạt động từ lưu kho, xúc tiến bán hàng, phân phối và bán hàng tại thị trường xuất khẩu. Vì vậy, khi lập chiến lược phân phối, bạn hãy tự trả lời cho những câu hỏi sau đây:
1. Kênh phân phối đó vận hành như thế nào?
Khi bạn là một nhà sản xuất/ xuất khẩu đồ trang trí nội thất, thì bạn rất dễ làm việc với một ai đó mà hiểu rõ thị trường bạn muốn xuất khẩu. Có rất nhiều khả năng để bạn lựa chọn khi thâm nhập vào một thị trường xuất khẩu nhưng rủi ro thất bại là khá cao. Nếu bạn muốn lựa chọn một giải pháp có ít rủi ro nhất, thì dưới đây là 3 kênh phân phối phù hợp – đó là: đại lý, nhà nhập khẩu/ nhà bán buôn, và nhà bán lẻ.
Tham khảo bảng dưới đây để so sánh ưu điểm và nhược điểm của 3 kênh phân phối này.
Ưu điểm và nhược điểm của 3 kênh phân phối – đại lý, nhà nhập khẩu/ nhà bán buôn và nhà bán lẻ
Đại lý
Nhà nhập khẩu/Nhà bán buôn
Nhà bán lẻ
Mặt hàng trang trí nội thất có thể được phân phối thông qua nhiều nhà trung gian và nhà bán lẻ khác nhau. Để lựa chọn đúng đối tác kinh doanh, bạn phải xét đến đặc điểm công ty, năng lực sản xuất và tính linh hoạt trong phát triển sản phẩm của mình.
2. Các loại hình bán lẻ hàng trang trí nội thất nào phổ biến tại EU?
+ Cửa hàng tạp hóa: chuyên kinh doanh các loại hàng giá rẻ tại các khu phố cổ; tuy nhiên, hiện nay loại hình này đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các siêu thị và cửa hàng giảm giá; các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ nội thất và trang trí trong nhà. Đây là những loại hình kinh doanh cung cấp những “giải pháp về lối sống” và rất nhiều loại phụ kiện trang trí nội thất như tập đoàn IKEA, một trong những chuỗi cửa hàng lớn với sản phẩm kinh doanh rất phong phú và giữ vị trí hàng đầu trên thị trường EU.
+ Trung tâm nhà vườn: kinh doanh các sản phẩm sử dụng ngoài vườn và không gian ngoài trời (một phân đoạn thị trường đang phát triển khá nhanh tại EU).
+ Cửa hàng bách hóa: kinh doanh cả các thương hiệu lớn và các thương hiệu tư nhân trong cùng một không gian cửa hàng. Cũng giống như tại Hoa Kỳ, loại hình phân phối này cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các cửa hàng giảm giá và các nhà bán lẻ chuyên môn như IKEA.
+ Giao hàng tại nhà: tập trung vào việc kinh doanh hàng hóa trực tiếp tới tận tay khách hàng.
+ Siêu thị và đại siêu thị: hiện đang chiếm được thị phần trong ngành quà tặng và trang trí nội thất tại EU.
Bạn cũng phải lưu ý rằng các nhà kinh doanh lớn thường đòi hỏi những đơn hàng lớn, có thể vượt quá khả năng cung cấp của bạn. Đối với ngành trang trí nội thất, ngay cả nếu nhà bán lẻ là kênh phân phối phù hợp để bạn có được doanh số lớn nhưng việc tạo mối quan hệ làm ăn với họ cũng gặp nhiều thử thách và khó khăn. Vì họ thường yêu cầu những mặt hàng có đặc điểm kỹ thuật riêng có thể liên quan tới vấn đề chất lượng, cấp phép, đóng gói và/hoặc thời gian giao hàng ngắn. Trong trường hợp những yêu cầu của mình không được đáp ứng, họ thường bắt người bán phải trả lại một phần tiền (có thể thông qua hình thức giảm tiền hàng).
[Để xem các tin bài khác về Thị trường EU, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 03/2012)