Các bạn đang xem loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” để xem danh mục bài viết trong cẩm nang này, vui lòng nhấn vào đây
Đặt vật liệu lát sàn ván gỗ
Vật liệu lát sàn ván gỗ là một sản phẩm gỗ cứng truyền thống. Vật liệu này thường được gọi là vật liệu lát sàn gỗ cứng, nhưng cũng có loại là gỗ mềm như gỗ thông. Quy trình lắp đặt vật liệu lát sàn ván gỗ rất đơn giản, nhưng cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung chú ý đến các chi tiết.
Dụng cụ đóng đinh bằng khí nén và dụng cụ đóng đinh sàn làm cho công việc tiến triển nhanh hơn nhiều. Nếu bạn lắp đặt vật liệu lát sàn gỗ công nghiệp, thông thường vật liệu được gắn bằng keo lên bê tông hoặc mặt gỗ thích hợp bên dưới. Các dụng cụ cần cho phương pháp gắn keo cũng sẽ tương tự trừ khi được lưu ý bằng chữ đậm tiếp sau các dụng cụ cho phương pháp đóng đinh.
Dụng cụ: – Cưa vòng – Khoan/máy đóng – Hình vuông tổ hợp – Cưa mái tường hoặc cưa ngược – Xà beng – Thước dây – Búa – Dụng cụ đóng đinh sàn và vồ hoặc xẻng – Dụng cụ đóng đinh bằng khí nén (không bắt buộc) – Dây bật phấn – Kiếng an toàn – Mặt nạ chống bụi
Vật liệu: – Vật liệu lát sàn ván gỗ – Loại đinh không tán 8d hoặc chất dính – 14 kg nỉ nhựa đường cho phương pháp đóng đinh – Dụng cụ san bằng sàn – Đinh cho dụng cụ đóng đinh sàn
Trước khi bạn bắt đầu
1. Ván gỗ lát sàn là một sản phẩm tự nhiên và sẽ co giãn khi độ ẩm thay đổi. Do những ảnh hưởng của độ ẩm vì vậy không nên sử dụng ván gỗ lát sàn trong điều kiện kém. Gỗ công nghiệp có thể được lát trong mọi bề mặt, nhưng vẫn không nên lát trong các phòng giặt đồ và phòng tắm có bồn tắm và vòi sen.
2. Cất giữ vật liệu lát sàn tại nơi sẽ được lát để cho vật liệu thích nghi với môi trường xung quanh. Mở bao bì và để vật liệu lát sàn thoáng khí ít nhất năm ngày trước khi lát. Gỗ công nghiệp thích nghi môi trường chỉ sau một đêm.
3. Khi xây mới và tu sửa nhà, gỗ lát sàn cần được lát sau khi lắp đặt hệ thống ống nước, dán tường bằng tấm các-tông, sơn hoặc các công việc khác có sử dụng những chất lỏng. Nơi sẽ sử dụng vật liệu lát sàn cần được giữ từ 160C đến 220C trong ít nhất năm ngày trước khi sử dụng. Giữ nơi lát sàn tại nhiệt độ sinh hoạt bình thường trước khi lát sàn làm giảm mức dịch chuyển của sàn sau khi lát.
4. Thuê dụng cụ đóng đinh lát sàn và vồ (dùng cho gỗ cứng của bạn) trước khi bạn bắt đầu công việc. Có thể đặt ván gỗ lát sàn xuống mà không cần dụng cụ đóng đinh sàn, nhưng thành quả công việc trông đẹp hơn nhiều nếu bạn dùng dụng cụ này.
5. Kiểm tra vật liệu lát sàn xem có hao hụt không khi vật liệu đang thích nghi môi trường. Kiểm tra vật liệu lát sàn trước khi lát tiết kiệm thời gian lựa chọn sau đó. Theo tiêu chuẩn của ngành, khoảng 5% sản phẩm không sử dụng được. Đừng để những chỗ cong vênh nhỏ hoặc những đường cong nhẹ trên các khoảng dài làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Dụng cụ đóng đinh sàn sẽ là một dụng cụ tuyệt vời để nắn thẳng các lỗi nhỏ.
6. Từ đầu, hãy dành thời gian chọn ra những tấm ván thẳng nhất bạn có thể tìm được. Dùng những tấm ván này cho bốn quãng đầu tiên và năm quãng cuối cùng khi lát sàn. Bạn sẽ không thể dùng dụng cụ đóng đinh sàn trên một vài quãng đầu tiên hay cuối cùng. Vì vậy nên dùng những tấm ván thẳng nhất tại những nơi đó.
Xác định bạn cần bao nhiêu vật liệu lát sàn
Lát sàn gỗ cứng
Đo chiều dài và chiều rộng của căn phòng bạn dự định lát sàn. Nhân chiều dài với chiều rộng để có tổng số diện tích của phòng. Nếu căn phòng có các góc khuất, hành lang hoặc buồng để đồ, xác định diện tích của chúng một cách riêng rẽ. Cộng diện tích của tất cả các nơi đó. Nên cộng thêm mười phần trăm vào con số cuối cùng để bù hư hao.
Mang theo các số đo khi bạn đi mua vật liệu lát sàn. Bạn sẽ dùng chúng để xác định xem bạn cần bao nhiêu vật liệu lót bên dưới và vật liệu lát sàn. Hầu hết các nhà sản xuất đều đề xuất sử dụng nỉ nhựa đường khoảng 14 kg để lót bên dưới. Để xác định xem bạn cần bao nhiêu cuộn nỉ, hãy chia tổng số tính ở trên cho diện tích của một cuộn. Nếu kết quả ra số lẻ, làm tròn lên số nguyên kế tiếp. Ván gỗ lát sàn thường bán theo hộp. Để xác định xem bạn cần bao nhiêu hộp, hãy chia tổng số tính ở trên cho diện tích của mỗi hộp. Nếu kết quả ra số lẻ, luôn luôn làm tròn lên trọn hộp kế tiếp.
Chuẩn bị sàn
1. Nếu căn phòng có đường gờ chân tường, loại bỏ gờ một cách cẩn thận. Lúc này nên thực hiện việc kiểm tra độ ẩm của sàn phụ, để đảm bảo sản phẩm an toàn khi lát. Hơi ẩm quá nhiều có thể gây hư hại đáng kể cho vật liệu lát sàn gỗ cứng. Mức bốc ẩm tối đa có thể chấp nhận được cho việc lát sàn bằng gỗ cứng trên bê tông là 1 kg/66 m2/24 giờ qua kiểm tra Canxi clorua. Khi lát trên sàn gỗ phụ, độ ẩm không được vượt quá 13% và chênh lệch giữa độ ẩm của sàn gỗ phụ và vật liệu gỗ lát sàn không được vượt quá 4%.
2. Kiểm tra độ phẳng của sàn phụ. Mực/mặt phẳng – Trong phạm vi 305,3 cm hoặc 183,2 cm, những nơi nhiều sạn hoặc những chỗ nối, các điểm thấp có thể làm phẳng bằng những miếng chêm hoặc các lớp nỉ xây dựng giữa gỗ và mặt sàn phụ trong khi lát. Lấp đầy những điểm thấp bằng dụng cụ san bằng sàn hay các điểm nhiều sạn. Không có mặt sàn nào hoàn toàn phẳng, do đó hãy xem các hướng dẫn của nhà sản xuất để biết những sai số chấp nhận được đối với việc lát sàn của bạn.
3. Mở cuộn vật liệu lót bên dưới cho những sàn gỗ cứng hay không cố định, bắt đầu dọc theo tường. Cắt cho vừa vặn bằng dao đa năng. Đặt một mảnh vật liệu lát sàn lên trên vật liệu lót bên dưới tại mỗi khung viền cửa. Nếu vật liệu lát sàn không trượt vào bên dưới khung viền cửa, đánh dấu khung viền cửa 0,16 cm bên trên vật liệu lát sàn. Cắt khung viền cửa theo chỗ đánh dấu. Cưa mái tường hoặc cưa ngược sẽ thực hiện tốt đường cưa này.
4. Kiểm tra xem các cửa đã tách khỏi vật liệu lát sàn mới chưa. Nếu có một cửa chạm vào mặt sàn mới, đánh dấu cửa đó 0,32 cm bên trên mặt sàn. Tháo cửa xuống rồi bào hoặc cắt cửa đến chỗ đánh dấu.
5. Thúc một mảnh vật liệu lát sàn vào tường nơi bạn dự định bắt đầu đặt vật liệu lát. Thúc chặt các mảnh vật liệu lát sàn nhỏ lại với nhau từ một bên căn phòng đến bên kia. Trong hầu hết các trường hợp sẽ đều có một khoảng trống giữa tấm ván cuối cùng và tường. Trừ độ hụt giãn nỡ nhà sản xuất đề xuất hai lần khỏi khoảng trống đó rồi cộng thêm con số này vào chiều rộng của sàn. Chia đôi tổng số để xác định chiều rộng bạn cần để xẻ hàng đầu tiên của vật liệu lát sàn.
Ví dụ: Độ hụt giãn nở nhà sản xuất đề xuất là 1,91 cm
Khoảng trống giữa chỗ kết thúc của các ván xếp chồng lên và tường là 7,62 cm. Vật liệu lát sàn rộng 5,72 cm. Chúng ta có các công thức sau:
2 x 1,91 cm= 3,81 cm
7,62 cm – 3,81 cm = 3,81 cm
3,81 cm + 5,72 cm = 9,53 cm
9,53 cm /2= 4,76 cm
Quãng đầu tiên của vật liệu lát sàn cần được xẻ tới 4,76 cm. Sử dụng phương pháp này để tránh có một tấm ván quá hẹp ở quãng cuối cùng của sàn. Hầu hết các căn phòng đều không hoàn toàn vuông. Thiết lập một đường cơ sở để khắc phục các lỗi nhỏ trong phòng. Đánh dấu tâm của mỗi bức tường. Bật giây phấn giữa các chỗ đánh dấu đối nhau. Điểm giao nhau của các dây là tâm của căn phòng. Dây chạy cùng hướng mà bạn dự định đặt các ván lát sàn là đường cơ sở. Đo từ điểm trung tâm tới bức tường nơi bạn muốn bắt đầu lát sàn. Lấy khoảng cách này trừ đi độ hụt giãn nở.
Ví dụ: Khoảng cách từ điểm trung tâm đến tường là 275,59 cm. Độ hụt giãn nở là 1,91 cm. Ta có công thức sau:
275,59 cm – 1,91 cm = 273,68 cm
Đo từ mỗi đầu của đường cơ sở hướng tới tường 273,68 cm rồi đánh dấu. Bật dây giữa các chỗ đánh dấu. Thúc chặt các mảnh vật liệu lát sàn nhỏ lại với nhau từ một bên căn phòng đến bên kia. Thiết lập một đường cơ sở để làm vuông vức vật liệu lát sàn cho căn phòng của bạn.
Đặt các ván lát sàn
1. Xẻ quãng đầu tiên các ván sàn tới chiều rộng phù hợp. Đặt quãng đầu tiên của vật liệu lát sàn. Gờ cắt của vật liệu lát sàn phải hoàn toàn ngang bằng với đường hướng dẫn và dải nhô ra phải hướng tới bức tường ở phía kia. Đặt các miếng đệm giữa vật liệu lát và tường. Hãy nhớ giữ cho vật liệu lát sàn hoàn toàn ngang bằng với đường hướng dẫn.
2. Đóng đinh bề mặt quãng thứ nhất của vật liệu lát sàn theo tŕnh tự đóng đinh của nhà sản xuất. Sau đó đóng đinh gờ quãng thứ nhất, khoan các lỗ trên vật liệu lát sàn trước khi bạn đóng đinh gờ để tránh làm nứt ván. Nếu bạn có súng bắn đinh, sử dụng súng để tiết kiệm thời gian. Khi sử dụng phương pháp gắn keo – bạn cũng có thể dùng hàng đầu tiên như một “hàng hy sinh” và có kế hoạch gỡ bỏ hàng này khi sàn đã được gắn keo và thay thế bằng những tấm ván gắn keo.
3. Chọn các mảnh vật liệu lát sao cho các chỗ nối cách nhau ít nhất tám inch ở mỗi hàng. Trượt quãng thứ hai của vật liệu lát khít với quãng thứ nhất rồi đóng đinh gờ quãng thứ hai. Bạn sẽ cần hoàn thành bốn hoặc năm quãng vật liệu trước khi có thể dùng dụng cụ đóng đinh vật liệu lát sàn. Trong phương pháp gắn keo, chỉ trát chất dính tới mức bạn có thể đặt những tấm ván trong khoảng thời gian 20 phút hoặc gần như vậy. Nếu chất dính hết tác dụng, bạn sẽ cần gột bỏ chất dính đi rồi bắt đầu lại. Không đặt ván vào chất dính có phần bị khô!
4. Tiếp tục đặt các ván sàn cho tới cuối căn phòng. Đôi khi bạn có thể gặp các mảnh cần nắn một chút để khớp với nhau. Đặt một mảnh vật liệu thừa sát mảnh bạn đang lát rồi gõ bằng búa. Dụng cụ đóng đinh vật liệu lát sẽ giúp giữ chặt các chỗ nối dải nhô ra và đường rãnh. Hãy ghi nhớ, để nhìn đẹp nhất, và cũng để đảm bảo chất lượng mặt sàn, bố trí xen kẽ các chỗ nối cách nhau ít nhất từ 15,24 cm đến 20,32 cm hàng này qua hàng khác.
5. Bạn có thể cần xẻ hàng đầu tiên để làm vừa vặn nhưng nhớ bù độ hụt giãn nở. Trượt các ván sàn cuối cùng vào vị trí. Đặt một mảnh gỗ thừa sát tường rồi dùng xà beng kẹp hai quãng cuối cùng với nhau. Đóng đinh bề mặt quãng vật liệu lát cuối cùng.
6. Lắp đặt đường gờ chân tường để che độ hụt giãn nở giữa sàn và tường. Đảm bảo rằng bạn chỉ gắn đường gờ vào tường. Đóng đinh bất cứ thứ gì vào sàn đều làm hỏng mục đích của độ hụt giãn nở.
Chăm sóc sàn gỗ cứng mới của bạn
1. Hút bụi, quét hoặc lau sạch bụi sàn của bạn mỗi tuần một lần, hay thường xuyên hơn nếu cần. Không sử dụng máy hút bụi có các thanh đập.
2. Nước đánh đổ và đất bẩn đi từ ngoài dẫm vào cần được lau sạch ngay lập tức.
3. Khi cần thiết, lau chùi sàn của bạn định kỳ bằng máy lau sàn gỗ cứng không dính phù hợp, theo lời khuyên của nhà sản xuất không bao giờ dùng nước để rửa sàn gỗ của bạn, qua thời gian, việc này sẽ khiến cho lớp bào urethane tạo nên sớ nổi thô ráp.
4. Nên dùng thảm chùi chân hoặc thảm dày tại những chỗ trọng yếu trong bếp, những nơi có mật độ đi lại cao và bên dưới bồn rửa chén.
5. Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm cho sàn của bạn cũ đi và bị phai màu. Thỉnh thoảng di chuyển vị trí đặt thảm vì việc này cho phép sàn không bị bạc màu do ánh sáng tử ngoại.
6. Dùng vật bảo vệ sàn cho mọi ghế và các vật nặng khác
[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Cẩm nang sửa nhà”, vui lòng nhấn vào đây]
Hình ảnh được sưu tầm bởi nhadep.net
(Theo Nhà Đẹp kiến trúc)