Thời gian vừa qua, hiện tượng vữa trần rơi trong lớp học đã khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể khắc phục nhanh chóng và dễ dàng, nhờ những loại vật liệu xây dựng mới – vữa khô polyme Mova.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này và các bên liên quan phải chịu trách nhiệm, cũng như sửa chữa và thay đổi. Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật, vữa trần rơi có thể được các chuyên gia xây dựng giải thích như sau: “Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng vữa trần rơi (nói chung) là do kết cấu có biểu hiện suy giảm khả năng chịu lực: nứt kết cấu, kết cấu bị cong võng quá mức cho phép do vật liệu xây dựng (vữa và xi măng) sử dụng khi thi công không sạch, lẫn nhiều rác, tạp chất nên độ kết dính không cao.
Sản phẩm vữa khô polyme Mova sạch tạp hại, có độ liên kết tốt nên có thể tránh được hiện tượng rơi trần
Vữa thủ công trộn tay nên không đồng đều (vón cục, vữa ướt…) cùng với việc thi công ẩu, tùy tiện, không đúng theo các yêu cầu kỹ thuật cũng làm giảm chất lượng công trình. Ngoài ra, do không được bảo trì, sửa chữa định kỳ, thiết kế cũ khiến công trình xuống cấp nhanh hơn, dễ xảy ra các hiện tượng không mong muốn hơn”.
Như vậy, việc sử dụng vữa truyền thống (vữa trộn tay) trong xây dựng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Nếu không được thi công đúng kỹ thuật sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, nhất là khi xây dựng các công trình như trường học, bệnh viện, hay những công trình mang tính đặc thù khác.
Để khắc phục hiện tượng trên, cần có một bộ quy chuẩn về vật liệu xây dựng cho các công trình mang tính đặc thù. Ví dụ như khi xây dựng, sữa chữa trường học, bệnh viện… cần phải sử dụng những loại vật liệu xây dựng cao cấp, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, để khắc phục được những nhược điểm của phương thức xây dựng sử dụng vật liệu truyền thống.
Bà Phạm Thị Lan Anh (Tổng giám đốc Công ty CP Bê tông, Xây dựng A&P) giới thiệu về sản phẩm vữa khô polyme Mova
Kỹ sư Vũ Thị Nguyệt (Giám đốc nhà máy Hóa chất xây dựng A&P) cho biết: “Hiện nay, trên thị trường có một loại sản phẩm vữa khô sản xuất trên dây chuyền hiện đại, khép kín, công suất lớn, sử dụng vật liệu và công nghệ nano của CHLB Đức, có đủ độ kết dính để sữa chữa những hiện tượng này”.
Vữa khô polyme Mova được trộn từ xi măng polyme, cốt liệu đã được sàng sạch tạp hại, sấy khô cùng với các loại phụ gia khác, nên có độ bám dính cao (tương đương với độ bám dính của keo dán gạch) tạo ra liên kết rất chắc với trần nhà nên sẽ không bị nứt, vỡ hay rơi xuống, đảm bảo an toàn cho cả người thi công và người sử dụng.
Đặc biệt, sản phẩm còn có đặc tính hút âm, kháng khuẩn nên đặc biệt thích hợp cho việc sửa chữa, xây dựng các bệnh viện, thậm chí vừa sửa chữa vừa có thể tiếp tục sử dụng công trình mà không ảnh hưởng tới người sử dụng. Sản phẩm được đóng bao, trộn sẵn, không thải bụi ra môi trường, nên được xem là loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
Quá trình sử dụng vữa khô polyme Mova
Tuy là loại vật liệu xây dựng cao cấp, có nhiều ưu điểm (khắc phục được hết các nhược điểm của vữa truyền thống), nhưng giá thành của loại vữa này lại không cao. Chi phí cho 1 m3 xây và 1 m2 trát khi sử dụng vữa khô Mova và vữa xi măng cát trộn sẵn tại công trường xấp xỉ bằng nhau.
Tuy đơn giá vật liệu vữa khô Mova cao gấp 2,5 lần so với vữa xi măng cát trộn tại công trường, nhưng không mất hao phí vật liệu khi vận chuyển, bảo quản và thi công. Điều này sẽ giảm được tiền lương công nhân xây trát và chi phí vệ sinh công trường, cũng như vận chuyển phế thải (bỏ hẳn 100% chi phí sàng cát). Ngoài ra, thi công bằng vữa khô Mova lại nhanh, tiện lợi nên có thể tiết kiệm được cả thời gian và nhân lực.
Như vậy, việc sửa chữa những công trình như trên nếu được sử dụng loại vữa khô hiện đại này thì hiện tượng “rơi vữa trần trong lớp học” sẽ không còn xảy ra nữa.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Cẩm nang xây nhà”, vui lòng nhấn vào đây]
(Nguồn: Công ty CP Bê tông, Xây dựng A&P)