Các bạn đang xem phần 9 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 8 vui lòng nhấn vào đây.
Dẻ đỏ, Giẻ đỏ, Giẻ đá đỏ
Dẻ đỏ có tên khoa học là Lithocarpus ducampii, thuộc họ Fagaceae (oaks và chestnuts). Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, có thể thấy chúng phân bố ở khắp mọi nơi trong rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh lá rậm ở Việt Nam. Cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc, vùng núi có độ cao trung bình và một số vùng phía Nam như Kon Hà Nừng (Gia Lai), Cát Tiên (Đồng Nai)…Các loài tương tự phân bố rộng rãi ở Trung Quốc, Đông Dương, Thái Lan và Malaysia.
Cây gỗ to, chiều cao có thể đến 50m, đường kính lên đến 100-150cm. Thân cây thẳng, tròn, vỏ có màu nâu hồng, thường mềm và dễ nứt. Cây non có cành nhánh nhỏ và lông măng. Tán cây dày và rộng.
Gỗ lõi nâu đỏ đến nâu hồng, thỉnh thoảng có thấy sắc vàng, gỗ dác màu nâu hoặc nâu nhạt đến màu vàng rơm. Thớ gỗ thẳng đến hơi gợn sóng, đôi khi thấy thớ xoắn. Thớ gỗ hơi thô đến thô và không đồng nhất.
Tính chất cơ học
Gỗ Dẻ đỏ tương đối bền và có khả năng chịu lực tốt.
Khả năng gia công
Với khả năng chịu lực tốt, Dẻ đỏ thường được dùng làm ván lạng, tà vẹt, cọc hàng rào, cán công cụ, đồ mộc, ván sàn, dùng trong xây dựng hay trang trí nội thất.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)
(Còn tiếp)