Các bạn đang xem phần 17 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 16 vui lòng nhấn vào đây.
Trâm mốc, Vối rừng, Trâm vối
Vối rừng là loại cây đa dụng thuộc họ Myrtaceae, có tên khoa học là Syzygium cuminii, vốn là cây bản địa ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Indonesia. Ngày nay, Vối rừng đã có có mặt ở Phía nam và Đông Nam châu Á. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.
(Ảnh minh họa)
Cây gỗ nhỡ cao 20m, đường kính có thể trên 50cm. Vỏ dày màu nâu hoặc nâu đen, sần sùi, nứt dọc nhỏ, lớp vỏ trong xốp, vết vỏ đẽo trắng hồng sau chuyển màu tím sẫm như vỏ vối. Cành nhỏ màu nâu tròn nhẵn.
Gỗ lõi màu nâu đỏ hoặc nâu hồng, thường xỉn màu và không có vân. Thớ gỗ xoắn và không theo qui luật. Mặt gỗ tương đối mịn đến mịn và đồng nhất.
Tính chất cơ học
Vối rừng bền tự nhiên nhưng dễ bị phá hoại bởi mọt khô và mối. Nếu không sử dụng ngay phải xử lý với thuốc bảo quản.
Khả năng gia công
Gỗ Vối rừng thường được sử dụng làm ván lạng, ván dán, ván sàn, tàu thuyền, tà vẹt và khung sườn hay dùng trong xây dựng, nội thất.
Quả chín có màu tím sẫm, có vị ngọt hơi chua làm lưỡi có màu tím. Hạt cũng được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng để chữa bệnh giống như thảo mộc Ayurveda (ví dụ để kiểm soát bệnh tiểu đường). Lá và vỏ cây được sử dụng để kiểm soát huyết áp và viêm nướu. Rượu và giấm cũng được làm từ quả. Chúng có chứa hàm lượng cao Vitamin A và Vitamin C.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)