Xu hướng và phân đoạn thị trường nội thất phòng khách và phòng ăn EU (Phần 1)

Tháng bảy 18 03:55 2018

Đối với nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, một trong những kỹ năng đáng giá đó là phát triển sự nhận biết về các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đồ nội thất (trong đó EU). Nói một cách khác, nhà xuất khẩu cần hiểu rõ tại sao lòng tin của người tiêu dùng ảnh hưởng tới thị trường, ví dụ, lòng tin của người tiêu dùng thấp thì doanh số bán hàng cũng thấp.

Biểu đồ dưới đây tóm tắt các yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường đồ nội thất EU, bất kể phân đoạn thị trường nào.

Biểu đồ: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường nội thất EU

Nguồn: Hồ sơ các công ty bán lẻ mới của Verdict – Phát hành tháng 9 năm 2010

Xu hướng thị trường

Cơ hội và hiểm họa từ nền kinh tế

Mối đe dọa lớn nhất từ tình hình kinh tế thế giới là tất cả các thị trường đồ nội thất phòng khách và phòng ăn lớn đều đang trong giai đoạn khủng hoảng và lòng tin của người tiêu dùng thấp. Chỉ có một số thị trường ngoài EU như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga được dự đoán phát triển ổn định từ cuối năm 2010 trở đi và tăng trưởng vững chắc. Ở tất cả các thị trường lớn khác, nhu cầu vẫn còn rất thấp hoặc đang giảm.

Cơ hội lớn nhất cho thị trường này do yếu tố nhân khẩu học của dân số đem lại đó là xu hướng sống độc thân ở EU. Càng có nhiều người sống độc thân, càng tạo ra nhiều hộ gia đình riêng biệt. Hơn nữa, xu hướng này kết hợp cùng với việc lòng tin của người tiêu dùng thấp đã tạo ra một trào lưu tương đối mới khác, đó là biến ngôi nhà trở thành thiên đường.

Hình minh họa từ internet

Một mối đe dọa khác đến từ thị trường nhà đất và sự phục hồi chậm chạp của thị trường này. Thị trường nhà đất có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường đồ nội thất. Sự bùng nổ của thị trường nhà đất EU trong một vài năm qua (bao gồm cả việc xây dựng một loạt khách sạn ở các nước thành viên mới của EU) là một trong những lý do khiến cho doanh số bán hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tăng lên. Sau khi khủng hoảng bất động sản của Hoa Kỳ diễn ra, nhiều thị trường nhà đất của các nước EU cũng sụp đổ. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu và dẫn đến sự sụt giảm kinh doanh đồ nội thất 20% năm 2009 (Theo CSIL, 2010).

Hình minh họa từ internet

Để thâm nhập thị trường EU, nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển cần đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Những thông tin dưới đây sẽ cho thấy tổng quan tình hình thị trường hiện nay, hay nói một cách khác, dựa vào các thông tin này, nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển biết nên làm thế nào phụ thuộc vào địa điểm, đặc điểm của sản phẩm, chủng loại hàng hóa và khách hàng mục tiêu. Đồng thời đánh giá các khía cạnh của việc cấp phép và đưa ra lời khuyên cho các cơ quan có thẩm quyền ở các nước đang phát triển.

Tóm tắt các lựa chọn chiến lược cho nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển (DC)

1. Các nước đang phát triển, có vị trí địa lý gần EU như Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Albania, Kosovo…

Ví dụ về mô hình kinh doanh thành công => Ba Lan, Rumani, Bulgaria

Thị trường => Các sản phẩm với số lượng lớn hoặc sản phẩm mức trung bình

Giấy chứng nhận cần có:

–  Chứng nhận chất lượng, ví dụ FSC + các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận (ISO, CE, GIS…)
–  Các chứng nhận về bảo vệ rừng và sản phẩm xanh.

Đặc trưng của sản phẩm:

–  Hợp thời trang, chất lượng cao, phong phú
–  Phản hồi nhanh, xử lý đơn hàng nhanh
–  Thiết kế bắt mắt, công tác R&D được tổ chức tốt
–  Các lô hàng có thời gian sản xuất ngắn, đơn hàng nhỏ – có thể đòi hỏi cả việc áp dụng sản xuất tinh gọn và lượng lưu kho hàng lớn.

Lời khuyên: Đầu tư công nghệ quản lý sản xuất tinh gọn. Thuê các nhà thiết kế trẻ có tiềm năng trên các thị trường nhập khẩu.

Chủng loại sản phẩm:

Các sản phẩm thành phẩm và bán thành phẩm được sản xuất theo các lô nhỏ và cần phản hồi nhanh, thời gian xử lý đơn hàng nhanh; sử dụng các loại gỗ truyền thống

Cơ hội thực hiện cấp phép:

Cấp phép: dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với các nhà bán lẻ có tiếng tăm, ví dụ sản xuất theo yêu cầu và thiết kế của người mua và tham gia tối thiểu vào quá trình phát triển sản phẩm (IKEA thực hiện việc chuyển công đoạn sản xuất sang Bulgaria cho các nhà sản xuất tại đây).

Những khách hàng nên tiếp cận:

Các công ty bán lẻ cỡ trung và cỡ lớn; Các nhà bán buôn đồ nội thất; Các tập đoàn mua hàng (ví dụ Verband tại Đức); Nhà phân phối các sản phẩm gia dụng; Các công ty thực hiện công đoàn nhồi bọc vỏ đồ nội thất.

Đề xuất chính sách hỗ trợ tầm chính phủ:

–  Xác định ngành nội thát là ngành hàng xuất khẩu tiềm năng
–  Tăng cường cơ sở hạ tầng và các phương tiện xử lý đơn hàng xuất khẩu
– Thực hiện tín dụng trên thị trường quốc tế, như liên kết với các tổ chức được đánh giá cao, như Standard & Poor…
– Kết hợp với các hiệp hội thực hiện các hoạt động nhằm tạo tiếng tăm cho ngành nội thất. Ví dụ, tại Ba Lan, các hiệp hội đã tạo ra thương hiệu ngành hàng “Nội thất Ba Lan – Chất lượng đã được khẳng định” (“Polish Furniture – Proven Quality”).
– Thực hiện các sáng kiến hiệu quả, tạo thuận lợi cho FDI
– Ủng hộ việc phát triển các chính sách quốc gia về Tiêu chuẩn hóa ngành nội thất và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, CE, GIS…).

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường EU”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 08/2011)

Bình luận hay chia sẻ thông tin