Các đặc tính tiền chế biến và những ứng dụng ngoại thất của gỗ cứng Hoa Kỳ (Phần 2)

Tháng bảy 18 03:55 2018

Các bạn đang xem phần 2 của loạt bài “Các đặc tính tiền chế biến và các ứng dụng ngoại thất của gỗ cứng Hoa Kỳ”, để xem phần 1, vui lòng nhấn vào đây.

Sơ chế (pre-treatment)

Các chất bảo quản gỗ được phân loại dựa trên tính hiệu quả của chúng trong từng môi trường cụ thể. Mức độ chế biến gỗ còn được phân loại theo độ thẩm thấu chất bảo quản vào thân gỗ và độ lưu trữ hoặc giữ được chất bảo quản trong một vùng gỗ cụ thể (bất kể việc dùng biện pháp sơ chế gì và loại gỗ nào). Cách phân loại này chú trọng kết quả, ngược với các tiêu chuẩn châu Âu chú trọng vào quy trình xử lý gỗ. Trong cách phân loại này, việc nắm bắt những công nghệ tiên tiến nhất hiện đang được ứng dụng trong qua trình kinh doanh, chẳng hạn như các chất bảo quản không dung môi, đóng vai trò quan trọng.

Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết
bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao

Điển hình của các loại chất bảo quản

– Dung môi hữu cơ (ví dụ: Acypectacs Zinc)
– Chất bảo quản dạng hơi (ví dụ: Boron)

Các biện pháp sử dụng chất bảo quản

– Quá trình xử lý thẩm thấu (điển hình là xử lý khuếch tán, các biện pháp hút chân không hoặc hút chân không đôi)
– Quá trình xử lý bề mặt điển hình là kỹ thuật quét, phun và qua trình nhúng (nhúng chìm) gỗ. Khi nhúng, thông thường gỗ chỉ tiếp xúc vài phút với chất bảo quản)
– Thành phần hoạt động phải kháng lại có hiệu quả (các loại) sinh vật hại gỗ
– Thành phần hoạt động phải bền lâu
– Phải đạt được độ thẩm thấu và lưu giữ cần thiết
– Phải an toàn
– Phải dễ sử dụng
– Phải ít nhất ảnh hưởng đến các đặc tính của gỗ, chẳng hạn: lớp vỏ bọc ngoài, độ ẩm, mùi thặng dư, độ bám keo và việc xử lý

Những nhân tố tác động đến sự hấp thu chất bảo quản

Khả năng thấm chất lỏng của các loại gỗ là khác nhau, dù chất lỏng đó là nước hay là chất bảo quản. Do đó, độ thẩm thấu (và độ lưu giữ) phải đạt yêu cầu thì gỗ mới có thể kháng lại hiệu quả một loại sinh vật hại gỗ cụ thể.

Hiện có chín cấp độ thẩm thấu (với độ thấm sâu tối thiểu) từ P1 đến P9 (tham khảo: EN 351-1: 1995). Khả năng đạt đến một cấp độ thẩm thấu sẽ phụ thuộc vào tính dễ chế biến của loại gỗ được nghiên cứu.

Có bốn cấp độ dễ chế biến hiện đang được áp dụng (tham khảo EN 351-1: 1995) căn cứ vào những quan sát tổng thể liên quan đến quá trình xử lý thẩm thấu. Không thể xác định được chính xác cấp độ dễ chế biến. Khi chế biến, sự thẩm thấu không theo quy tắc rất có thể sẽ diễn ra.

Các hệ thống phủ gỗ

Các nhà sản xuất chất phủ gỗ đang phải nhận thức và dự đoán áp lực ngày càng tăng trong việc hạn chế mức độ một số hợp chất hữu dễ bay hơi (Volatie Organic Compounds – VOCs) trong sản phẩm của họ.

Do ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao, nhiều điều luật đã và sẽ được ban hành dẫn đến việc liên tục hạn chế lượng dung môi trong các chất phủ gỗ.

Các điều luật sẽ được áp dụng trong kinh doanh sẽ gây tác động đến xu hướng dùng lớp phủ nhiều chất rắn, ít dung môi (high solid, low solvent systems) và tiếp tục được ủng hộ trong hơn 10 năm tới. Nguyên nhân có thể là do áp lực ngày càng tăng trong việc dùng pháp luật hạn chế chất thải từ dung môi ở Tây Âu.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ cứng Hoa Kỳ”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo AHEC/ Hình ảnh được sưu tầm)

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin