Loạt bài này cung cấp thông tin về công nghiệp chế biến gỗ phủ mặt (vơni) làm từ gỗ cứng Hoa Kỳ, quy trình sản xuất, các chủng loại dự trữ sẵn có, hạng xuất khẩu và các chi tiết về hiệp hội sản phẩm có liên quan tại Hoa Kỳ.
Gỗ phủ mặt là lớp gỗ mỏng có độ dày thống nhất được sản xuất theo cách cắt gọt các súc gỗ tròn hoặc cắt lát thành mảnh gỗ bìa.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Ngành công nghiệp chế biến gỗ phủ mặt
Ngành công nghiệp chế biến gỗ phủ mặt có truyền thống lâu dài về tiến bộ kỹ thuật. Ngày nay cho phép sản xuất các tấm gỗ cắt lát và cắt vòng có chất lượng cao để sản xuất đồ gỗ gia dụng, ván lót, cửa cái và các sản phẩm ván panô. Có khoảng 35 cơ sở cắt gỗ phủ mặt (gỗ vơni) tại Hoa Kỳ, với tổng cộng gần 100 máy cắt và 32 máy cắt nửa vòng. Nhiều máy cắt chiều dọc và khoảng 50 máy tiện xoay cũng được sử dụng tại 35 công ty khác. Tổng sản lượng gỗ hàng năm đạt gần 669 triệu mét vuông, trong đó có 354 triệu mét vuông xuất khẩu – chiếm 53% tổng sản lượng.
Sản xuất
Nhiều phương pháp cắt lát được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng hình dáng vân gỗ khác nhau. Một súc gỗ thuộc một chủng loại nào đó được cắt bằng các phương pháp khác nhau sẽ tạo nên những diện mạo vân gỗ khác nhau.
Cắt vòng (Rotary Cut)
Trong cắt vòng, súc gỗ được đưa lên giữa máy tiện và xoay vòng trước lưỡi cắt, giống như ta mở giấy ra từ trong cuộn. Phương pháp cắt này tạo ra vân gỗ nhiều hình dáng. Tấm gỗ phủ mặt được cắt vòng (một tấm) có độ rộng đủ để làm các bề mặt.
Cắt phẳng (Flat Slicing)
Cắt phẳng, lát phẳng, cắt đỉnh hoặc cắt lát đơn giản là những thuật ngữ đồng nghĩa được sử dụng tại các nước khác nhau. Nửa súc gỗ tròn (gọi là ván bìa) được đưa lên máy, mặt lõi không quay ra phía lưỡi cắt mà quay vào phía mặt bàn của máy. Máy sẽ cắt dọc song song khúc gỗ, từ ngoài vào trong lõi. Cách này sẽ tạo ra vân hình “nhà thờ” hoặc trái tim trên tấm gỗ. Phương pháp cắt này tạo ra 60% – 40% tỷ lệ hình dạng chóp so với hình cắt tư.
Chiều rộng của tấm gỗ phủ mặt tùy thuộc vào kích thước và chủng loại của khúc gỗ. Gỗ Sồi có thể cho những tấm rộng hơn 410mm, tuy nhiên, các yêu cầu về một hciều rộng nhất định nào đó có thể được người bán và người mua thảo thuận trước. Cắt lát phẳng là phương pháp cắt có thể làm ra gỗ có chiều rộng lớn nhất, do súc gỗ được cắt đôi thành hai tấm gỗ bìa trước khi cắt lát. Trong khi các phương pháp khác loại cắt gỗ ra thành nhiều miếng gỗ bìa trước khi cắt lát.
Cắt chẻ tư (Quarter Slicing)
Cắt chẻ tư trước tiên phải cắt súc gỗ ra làm bốn miếng. Nhà sản xuất sẽ đưa miếng gỗ 1/4 (gỗ bìa) lên máy sao cho phía ngoài thân gỗ tiếp xúc với lưỡi cắt theo đúng góc độ, cắt ra một loạt nhiều đường sọc, tùy theo chủng loại, có khi thẳng khi không. Chiều rộng mặt gỗ cắt theo cách cắt chẻ tư nhỏ hơn kiểu cắt lát phẳng, trung bình nhỏ hơn 200mm – tùy theo kích thước súc gỗ. Vân dạng bông tuyết trên tấm gỗ Sồi được tạo ra từ kiểu cắt lát này.
Cắt nửa vòng (Half-round Slicing)
Tấm gỗ mặt được cắt lát theo đường cong gần như song song với lõi thân gỗ để tạo nên hình cắt phẳng. Vân hình “nhà thờ” có thể có dạng chóp tròn hơn so với kiểu cắt lát phẳng.
Cắt thớ (Rift-Cutting)
Gỗ mặt cắt thớ được làm ra từ nhiều chủng loại gỗ Sồi. Súc gỗ được cắt làm bốn. Gỗ mặt cắt thớ có vân dạng thớ thẳng được tạo nên do thường xuyên điều chỉnh góc cắt để luôn giữ góc khoảng 15 độ từ vị trí để tránh tạo thành vân hình bông tuyết. Chiều rộng mặt gỗ cắt theo kiểu cắt thớ nhỏ hơn theo kiểu cắt phẳng, trung bình nhỏ hơn 200mm, tùy theo kích thước súc gỗ.
Cắt dọc (Lengthwise Slicing)
Một tấm gỗ xẻ phẳng được đưa qua một lưỡi cắt cố định để làm phẳng. Khi đi qua lưỡi cắt, tấm gỗ phủ mặt được cắt lát từ bên dưới tấm gỗ. Chiều rộng và hình dáng vân của gỗ mặt sản xuất theo phương pháp này sẽ tùy thuộc vào kích thước và vân của tấm gỗ, thường là rất đa dạng.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ cứng Hoa Kỳ”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo AHEC/ Hình ảnh được sưu tầm)
(Còn tiếp)