Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Mỹ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)… Đáng chú ý, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001. Ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này.
Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Sau khi Hiệp định BTA có hiệu lực, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất những cũng nhiều thách thức nhất đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Hình minh họa từ internet
Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 18,004 tỷ USD, tăng gần 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu năm 2010 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Năm 2011, kim ngạch XNK đạt hơn 21,456 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 12 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nhìn chung vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng truyền thống: dệt may, đồ gỗ nội thất, giày dép, máy móc thiết bị & phụ tùng, thủy sản… Năm 2012, kim ngạch XNK hai nước đã đạt hơn 24,494 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 19,667 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2011.
Nhận định về năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam có thể thấy một số nhóm hàng và mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường gồm hàng may mặc, đồ gỗ nội thất, túi ví da và ô dù, thủy sản, giày dép. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy móc thiết bị điện và phụ tùng được xem là nhóm hàng xuất khẩu có tiềm năng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới.
Một số nhóm hàng và mặt hàng sức cạnh tranh còn yếu so với hàng hóa của các quốc gia khác như dệt kim, đồ may cao cấp; đồ nội thất (bàn ghế) còn chưa đáp ứng được mẫu mã, thị hiếu và chất lượng… Trong khi đó, những mặt hàng xuất khẩu mới chưa xuất hiện nhiều hoặc chiếm tỷ trọng rất thấp trong kim ngạch nhập khẩu như vật tư y tế, màn hình và máy chiếu (tuy tăng trưởng nhanh những chỉ chiếm tỷ trọng 0,001%); mạch điện (0,003%); phụ tùng và linh kiện ôtô, xe máy (0,16%). Có thể thấy, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi có thể xem là một cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng kim ngạch và mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ còn chậm cùng với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất nội địa của Mỹ và các nhà xuất khẩu ngày càng gay gắt. Một số nhóm các nhà sản xuất nội địa do lo ngại về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (như Hiệp hội sản xuất cá da trơn, nhựa…) đã tiến hàng vận động hành lang để tạo thế lực chính trị nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, tạo khó khăn cho một số nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (đạo luật Farm Bill, Lacey, gây nhiều khó khăn trong vụ tôm, cá tra, basa của Việt Nam…)
Năm 2010, chính phủ Mỹ bắt đầu thực thi Sáng kiến xuất khẩu quốc gia với mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu của Mỹ trong vòng năm năm nhằm hạn chế thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại, đặc biệt với các nước châu Á. Với tổng thể nhiều biện pháp hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, xúc tiến thương mai, đào tạo, tăng cường hiện diện của các phái đoàn thương mại… sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm vừa qua
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Biều đồ kim ngạch XNK Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2007 – 2012
Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2012
Đơn vị: USD
Top 10 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2012
[Để xem thêm các tin bài khác về Thị trường Hoa Kỳ, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 2013)