Tên quốc gia đầy đủ: Liên bang Australia (Commnwealth of Australia)
Vị trí địa lý: Australia là thuộc Châu Đại Dương, là lục địa nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tổng diện tích: 7.686.850 Km2, trong đó diện tích đất đai là 7.617.930 Km2 và diện tích mặt nước là 68.920 km2. Australia là nước có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới., sau Nga, Canada. Trung Quốc, Mỹ và Braxin.
Điều kiện tự nhiên: Australia là một lục địa lâu đời nhất do tác dụng của sự xói mòn cách đây khoảng 250 triệu năm. Hiện nay Australia đã trở thành miền đất lớn bằng phẳng, ổn định nhất thế giới với sự đa dạng về địa hình và cũng là một trong những lục địa khô nhất thế giới. Do quy mô diện tích lớn nên phong cảnh tự nhiên của Australia hết sức đa dạng.
Tài nguyên: Australia rất giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, bô xít, sắt, kẽm, đồng, kim cương, than, uranium, dầu khí và thiếc. Đất đai và khí hậu ở Australia khá thuận cho việc phát triển ngành nông nghiệp và chăn nuôi.
Khí hậu: Có khí hậu nhiệ đới ở phía Bắc và ôn đới ở phía Nam và phía Đông. Nhiệt độ trung bình là 27°C ở phái Bắc và 13° C ở phái Nam.
Dân số: 20.090.437 người (ước tính đến tháng 7/2005), Australia là một trong số những nước có mức đô thị hoá cao nhất thế giới, với 70% dân số tập trung phần lớn ở 10 thành phố lớn.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 0,87% (ước tính năm 2005)
Cơ cấu độ tuổi (ước tính năm 2005) • 0-14 tuổi: 19,8% • 15-64 tuổi: 67,2% • Trên 65 tuổi: 12,9%
Tuổi thọ trung bình: 80,39 tuổi (ước 2005), trong đó nam 77,52 tuổi và nữ 83,4 tuổi.
Hình minh họa từ internet
Dân tộc: Người da trắng chiếm 92%, gốc Châu Á 7%, thổ dân và các dân tộc khác 1%.
Tôn giáo: Anh giáo26,1%, Thiên chúa giáo La Mã 26%, Cơ đốc giáo 24,3%, không tôn giáo 11%, khác 12,6%.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh 79,1%, tiếng trung 2,1%, tiếng Italia 1,9%, ngôn ngữ khác 11,19% và một số tiếng địa phương khác.
Tỷ lệ biết chữ: 100%
Thủ đô: Canberra
Các thành phố chính: Sydney, Melbounne, Newcastle, Darwin.
Cơ cấu hành chính: Gồm 6 bang (Queenssland, South Australia, Tasmania, Victoria, Western Australia, Neu South Wales) và 2 vùng lãnh thổ (Australian Capital Territory, Northern Territory)
Cơ cấu chính quyền: Theo chế độ quân chủ lập hiến, là thành viên khối lien hiệp Anh.
Về mặt chính trị, hiến pháp Australia quy định rõ sự độc lập của ba cơ quan quyền lực là lập pháp, hành pháp và tưpháp, tuy nhiên hiếnpháp cũng quy định rằng các thannhf viên của chính phủ phải là thnhà viên của ba cơ quan lập pháp. Hiến pháp Australia quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ liên bang và Chính phủ bang. Chính phủ lien bang chịu tách nhiệm về ngoại giao, thương mại, quốc phòng, di trú, chính sách thuế v.v… còn Chính phủ của các bang và các vùng lãnh thổ chịu trách nhiện về tất cả các vấn đề không được hiến pháp trao cho Chính phủ Liên bang như giáodục, giao thông, xây dựng v.v… Đứng đầu Australia trên danh nghĩa là Nữ hoàng Anh.
Các đảng phái chính trị: Gồm 8 đảng phái – Đảng Dân chủ Australia – Đảng Lao động Australia – Đảng Liên minh Tiến bộ Australia – Đảng Xanh Australia – Đảng Tự do – Đảng đa dân tộc – Đảng một dân tộc – Đảng Gia đình thứ nhất;
Hệ thống pháp luật: Dựa trên hệ thống pháp luật phổ thông của Anh, Ngành tư pháp cũng có 2 cấp liên bang và tiểu bang.
Tiền tệ: đồng đo la Australia (A$)
Cơ sở hạ tầng kinh tế: – Đường sắt: 54.439 km – Đường cao tốc: 811.603km – Đường thuỷ: 2.000km – Đường ống dẫn khí gas 28.680km; dầu khí hoá lỏng 240km; dầu 4.773km; dầu /gas/nước 110km (2004) – Cảng biển chính: Brisbane, Dampier, Fremantle, Gladstỏe, HayPoint, Melbourne, Newcastle, Port Heđlan, Port Kembla, Porrt Walcott, Sydney.
Australia là thành viên của các tổ chức quốc tế bao gồm: Liên Hiệp quốc (the United Nations – US), Khối Thịnh vượng chung (the Comônwealth), Tổ chức Thương mại Thế giới (the World Trade Ỏganisation – WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (the Asia Pacific Economic Co-operatio-APEC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Cooperatioand Development – OECD), Diễn đàn Khu vực của Hiệp hôi các Quốc gia Đông Nam Á (the Association of Southeast Asian Nations _ASEAN) Regional Forum (ARF), Tổ chức Văn Hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation- UNESCO), Diễn đàn Khu vực Đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands F orum-P IF), Cộng đồng Khu vực Thái Bình Dương (Pacific Community-SPC), Chương trình môi trường Khu vực Thái Bình Dương (South Pacific Regional Enviroment Pr ogramme-SPREP).
Lịch sử: Năm 1768, Đô đốc Hải quân của Hoàng gia Anh cử thuyền trưởng James Cook và thuỷ thủ đoàn thực hiện chuyến đi khảo sát, thám hiểm nơi gọi là Vùng đảo lớn ở phía Nam (Great South Island). Đoàn thám hiểm mang tên”The Endeavor”đã tới vùng Vịnh Botany và tuyên bố vùng đảo ở khu vực vùng vịnh này thuộc chủ quyền của Anh. Vua George III quyết định sử dụng Vịnh Botany là nơi dành cho các phạm nhân. Th áng 1/1788, hạm đội đầu tiên dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Arthur Phillip đã chở các phạm nhân ra Vịnh với tổng số trên 168.000 phạm nhân. Trong những năm 1850, khu vực đảo này được phát hiện có chứa nhiều vàng nên đã thu hút thêm nhiều người đến định cư tự dư. Cho đến những năm 1890, dân số của khu vực đảo tăng lên nhanh chóng với sự sát nhập của New South Wale, Wester Australia, Van Di emen’s Land (ngày nay là Tasmania) và Port Phillip (ngày nay là Victoria). Australia trở thành một quốc gia kể từ ngày 1/1/1901.
Các ngày lễ chung của cả nước: – Ngày 1/1: Ngày đầu năm mới – Ngày 26/1: Ngày Quốc khánh Australia – Ngày 17/3, 4/8, 6/10: Ngày lễ của vùng trung tâm Australia – Ngày 4/10: Ngày lễ của bang South Wale – Ngày 8/3, 2/11: Ngày lễ của bang Victoria – Ngày 10/2, 19/2, 10/3, 9/10, 16/10, 3/11: Ngày lễ của bang Tasmania – Ngày 19/3, 6/10, 26/12: Ngày lễ của bang South Australia – Ngày 3/3; 2/6; 29/12: Ngày lễ của bang Western Australia – Ngày 5/5; 4/8: Ngày lễ của vùng lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory) – Ngày 5/5; 13/8: Ngày lễ của bang Qeensland – Ngày 1/1; 12/4; 1/5; 8/5; 20/5; 31/5; 24/7; 15/8; 24/9; 1/11; 11/11; 25/12; 27/12; 28/12; 29/12; 30/12; 31/12: Ngày lễ của vùng Caledonia
[Để xem các tin bài khác về chủ đề “Thị trường Australia”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 2011)