Các bạn đang xem phần 3 của loạt bài “Các loại gỗ mềm thông dụng”, để xem phần 2, vui lòng nhấn vào đây.
Chi Vân sam (danh pháp khoa học: Picea) là một chi chứa khoảng 35 loài cây lá kim thường xanh, dạng cây gỗ trong họ Pinaceae, được tìm thấy tại các khu vực ôn đới và taiga ở Bắc bán cầu. Chúng là các cây gỗ lớn, cao tới 20 – 60m khi phát triển đầy đủ (đôi khi tới 95m) và có thể phân biệt bằng các cành mọc vòng xoắn và hình dáng dạng nón của nó. Các lá kim của chúng gắn đơn lẻ với cành thành một vòng xoắn, mỗi lá kim trên một cấu trúc nhỏ giống như cái móc gọi là thể gối. Các lá kim này bị rụng đi sau khoảng 4 – 10 năm, để lại các cành thô nháp với các thể gối sót lại. Đây là một cách dễ dàng để phân biệt các loài trong chi này với các chi khác gần giống nhưng với các cành tương đối nhẵn nhụi.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Gỗ Vân sam màu trắng kem, thớ gỗ có một số “nút” nhỏ. Không bền lắm.
Mặt cắt gỗ Vân sam Na Uy
Các nhà khoa học đã tìm thấy một cụm các cây Vân sam Na Uy trong dãy núi ở miền tây Thụy Điển, có tên gọi là Old Tjikko, với độ tuổi là 9.550 năm và chúng là các cây gỗ già nhất thế giới còn sống đã biết.
Thông tin từ Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học cho thấy, Vân sam Hoàng Liên (Abies delavayi Franch, fansipangensis (Q.P.Xiang&al.) Rushforth, còn gọi là Vân sam Phanxipăng là loài đặc hữu, nguồn gene hiếm và độc đáo của Việt Nam. Trước khi phát hiện được ở Lũng Cú, Vân sam có khu phân bố rất hẹp, chỉ mới gặp ở độ cao từ 2.600 – 3000m của vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (Lào Cai), mọc xen với Thiết sam núi đá và một số loài cây lá rộng trên sườn núi granit, tạo thành các cảnh quan có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao. Vân sam ở Phanxipăng, chiều cao tối đa tới 30m, đường kính hàng mét, lá mọc xoắn ốc, dày, dựng thẳng, hình dải, dài 1 – 3cm, rộng khoảng 1mm.
Được biết, Vân sam có nguy cơ sắp tuyệt chủng do quần thể nhỏ, phân bố hạn chế. Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp Vân sam vào nhóm sẽ nguy cấp (VU). Vân sam cũng được xếp vào Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm I) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Như vậy, Lũng Cú là địa danh thứ hai trong cả nước, sau Phanxipăng của SaPa (tỉnh Lào Cai), phát hiện được Vân sam. Sự có mặt của Vân sam ở Lũng Cú, một mặt đã làm tăng giá trị khoa học của Công viên địa chất toàn cầu, mặt khác góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Từ nay, những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tận mắt thấy Vân sam không cần phải lên đến độ cao hơn 2.000m ở Phanxipăng mà chỉ cần đến cột cờ Lũng Cú cũng có thể chiêm ngưỡng được.
Sử dụng
Là một trong các nguồn gỗ quan trọng trong sản xuất giấy do nó có các sợi gỗ dài để làm giấy có chất lượng cao. Cũng được dùng làm cây cảnh trong nghề làm vườn, do có lá thường xanh và hình dáng chung là hình nón hẹp.
Gỗ Vân sam được dùng trong xây dựng chung tới tạo ra thiết bị âm nhạc hay các khí cụ bay bằng gỗ. Chiếc máy bay đầu tiên của Anh em Wright được làm từ gỗ Vân sam.
Nhựa Vân sam trong quá khứ được dùng làm hắc ín (trước khi có sử dụng các sản phẩm từ công nghiệp hóa dầu); tên gọi khoa học Picea nói chung được coi là có nguồn gốc từ tiếng La tinh pix nghĩa là hắc ín.
Lá và cành hoặc tinh dầu Vân sam có thể dùng để nấu bia Vân sam. Các phần đầu chóp của lá kim cũng có thể dùng trong sản xuất xi rô Vân sam.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ nguyên liệu”, vui lòng nhấn vào đây]
(Nguồn: Tổng hợp/ Hình ảnh được sưu tầm)
(Còn tiếp)