Trong khi học tập tại Học viện Thiết kế ở Eindhoven, Hà Lan, Dirk Vandor Coy đã sở hữu cho riêng mình một máy robot công nghiệp in 3D có khả năng tái chế nhựa theo các bản vẽ sẵn và in chúng thành những sản phẩm nội – ngoại thất độc đáo. Điểm độc nhất mà chỉ có ở robot này là khả năng in các vật dụng gồm nhiều lớp nhựa mỏng. Điều đó đã tạo cho các sản phẩm của Vander có giá trị cao hơn.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Sản phẩm 3D đầu tiên của anh là chiếc ghế Endless. Sau khi được sản xuất ra, nó đã được một số bảo tàng mua trong hai năm liền như: bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York, bảo tàng Nghệ thuật và Thiết kế New York, bảo tàng Thiết kế Vitra, bảo tàng Thiết kế London và viện nghiên cứu Nghệ thuật Chicago. Mỗi một lần thiết kế, chiếc ghế lại mang những đặc điểm khác nhau làm cho các khách hàng vô cùng thích thú.
Cho đến hiện tại thì anh đã hoàn thành những tác phẩm tiếp theo của mình và đặt tên cho bộ sưu tập là New Babylon. Bộ sưu tập được nhà thiết kế làm theo đơn đặt hàng của một trung tâm thương mại lớn cùng tên tại The Hague. Nội thất đa năng cùng kiểu dáng phức tạp và độc đáo là những gì mà họ yêu cầu. Chính vì vậy, Vandor đã tạo ra chiếc bàn Fat Line cùng ba vật dụng khác là: ghế New Babylon, bình hoa để sàn Changing và chiếc đèn Lenses.
Chiếc ghế New Babylon có vẻ bề ngoài khá bóng loáng, như có một lớp lụa bao phủ bên ngoài. Nhiều lớp mỏng từ nhựa màu tái chế thông qua công nghệ in 3D đã định hình cho phần thân hình bán cầu và phần chân hình nón của chiếc ghế. Đây chính là khác biệt giữa New Babylon và Endless, chiếc ghế đã đem lại thành công cho anh trước đây.
Sử dụng công nghệ tương tự, nhà thiết kế đã “in” chiếc bình hoa Changing sử dụng đặt tại các khu vực sảnh lớn. Đúng như tên gọi của nó, kiểu dáng của chiếc bình có thể thay đôi hoàn toàn khi nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Sản phẩm được sản xuất ở hai kích cỡ trọng lượng là loại 11 pounds (khoảng 5kg) và 15 pounds (khoảng gần 7kg) với nhiều màu sắc khác nhau, tùy vào chất liệu nhựa sử dụng. Vì thế mà khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn cho mình hơn.
Được xem là điểm sáng nhất trong bộ sưu tập New Babylon chính là chiếc đèn Lenses cao 3m – một thiết kế mang tính nghệ thuật cao, thích hợp đặt ở những đại sảnh. Không giống như các sản phẩm khác trong bộ sưu tập làm từ nhựa tái chế, Lenses là sự kết hợp của 30.000 tấm kính bằng nhựa trong suốt và 12.000 bóng đèn LED bên trong. Vào ban ngày, các tấm kính nhựa trong suốt vẫn duy trì được độ sáng thông thường của vật liệu, cho đến khi đêm xuống tất cả đèn LED sẽ bật lên tạo cho chiếc đèn vẻ lung linh huyền ảo.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Nội thất”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Interiorholic)