Dân số không ngừng gia tăng, quá trình “bê-tông hóa” thành thị diễn ra nhanh chóng đang tạo những áp lực lên đời sống con người. Đô thị hóa càng nhanh, mảng xanh càng trở nên khan hiếm. Bài toán cân bằng giữa nhân tạo và thiên nhiên trở nên nan giải hơn bao giờ hết.
Một nghiên cứu mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, chỉ tính riêng tại khu vực các đô thị, nhu cầu nhà ở lên đến hơn 5 triệu căn. Đất chật người đông, quá trình bê tông hóa từ đó diễn ra khốc liệt hơn. Không chỉ các tòa nhà cao tầng, chung cư mà cả khuôn viên đường phố, đến vỉa hè, cống rãnh đều trở thành một khối “bê tông khép kín”.
Bê tông hoá được xem là sự phát triển tích cực về mặt kinh tế nhưng ở một khía cạnh khác, đó chính là nguyên nhân gây nên những hệ lụy đối với đời sống con người. Bê tông hóa khiến khí hậu nóng hơn do các mảng tường bê tông hấp thụ nhiệt lớn, kể cả tia bức xạ, nó còn dễ gây nên hiện tượng ngập nước, sụt lún.
Dĩ nhiên, sự tiến bộ của con người phải đi cùng các công trình xây dựng hiện đại, vì thế không thể thiếu vắng các hoạt động bê tông hóa. Tuy vậy, làm thế nào để hài hòa giữa nhân tạo và tự nhiên nhằm đảm bảo sức khỏe con người mới chính là bài toán cần giải. Công trình xanh ra đời như một lời đáp tất yếu và giúp giải bài toán bức bối của đô thị.
Công trình xanh được hiểu như việc để thiên nhiên “tham gia” vào hoạt động xây dựng, với mục tiêu làm giảm các xung đột chính giữa môi trường xây dựng nhân tạo với sức khỏe của con người và môi trường thiên nhiên. Đó là quy trình khép kín từ việc chọn lựa địa điểm xây dựng, đến thi công, thiết kế và vận hành dự án.
Địa điểm xây dựng dự án cần gần vùng có sông nước, ao hồ để điều hòa khí hậu; vật liệu xây dựng bền vững; quá trình thi công dự án phải sạch, tiết kiệm; thiết kế không gian nhà ở cần phóng khoáng, đảm bảo cung cấp ánh sáng và gió tự nhiên; vận hành dự án bằng những thiết bị hiện đại, tối tân.
Phối cảnh dự án Diamond Lotus Riverside của Phúc Khang Corp
Một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua của công trình xanh chính là sự đầu tư vào diện tích mảng xanh. Mảng xanh thiên nhiên giúp gia tăng chỉ số hạnh phúc và tuổi thọ của con người. Kết quả nghiên cứu của Đại học Boston (Mỹ) cho thấy, những người sống trong ngôi nhà được bao quanh bởi cây xanh thường có tỷ lệ tử vong thấp hơn 12% so với tổng số cư dân. Các nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, tim mạch, trầm cảm, lo âu cũng được hạn chế đáng kể.
Nhưng trên thực tế, tại Việt Nam, việc đầu tư xây dựng công trình xanh còn rất khan hiếm. Nếu như năm 2014, Singapore có gần 1.200 công trình xanh, Đài Loan có 500 công trình, Malaysia có 125 công trình thì ở Việt Nam mới có chưa đến 10 công trình nhưng đa phần là các công trình cao ốc văn phòng, nhà máy, trường học, trung tâm thương mại.
Diamond Lotus Riverside (Phúc Khang Corp) là dự án nhà ở đầu tiên và duy nhất (tính đến thời điểm tháng 08.2016) được xây dựng theo theo tiêu chuẩn công trình xanh LEED (USGBC-Mỹ) và Lotus (VGBC-Việt Nam).
Theo tiêu chuẩn LEED, Diamond Lotus Riverside luôn hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái xanh bền vững: từ khâu thiết kế, chọn lựa vật liệu cho đến quá trình thi công và vận hành dự án.
Dự án có 3 mặt trực diện sông, mật độ xây dựng rất thấp (chỉ 19%), tổng diện tích mảng xanh dành cho dự án lên đến 8.000 m2. Tại dự án, Sky Park trên không rộng đến 5.000 m2 được ví như “penthouse” dành cho tất cả cư dân.
Dự án tọa lạc trên đường Lê Quang Kim, quận 8 (bên cạnh đại lộ Võ Văn Kiệt), tiếp giáp với sáu quận trung tâm, đặc biệt cách quận 1 chỉ một cây cầu chữ Y. Diamond Lotus Riverside có quy mô 16.800 m2, cao 22 tầng, gồm 720 căn hộ. Giá bán khởi điểm từ 1,9 tỷ. Khách hàng được ngân hàng OCB hỗ trợ vay vốn đến 85% giá trị căn hộ với lãi suất ưu đãi cùng những phương án giải ngân linh hoạt.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Dự án bất động sản”, vui lòng nhấn vào đây]