[Cẩm nang xây nhà] Quy trình chống thấm tầng hầm

Tháng tư 15 04:00 2017

Nều việc chống thấm cho các công trình xây dựng vốn đã nan giải, thì chống thấm cho tầng hầm – hạng mục chịu áp lực nước cao – lại càng phức tạp hơn, đa phần các tầng hầm chỉ sau thời gian ngắn đã bị thấm và phải chống đi chống lại nhiều lần, rất phiền phức và tốn kém.

Intoc xin giới thiệu một số giải pháp chính chống thấm tầng hầm – cả thuận và nghịch – đã sử dụng hiệu quả nhiều công trình như: Nhà máy dệt ChungshingVina (Bến Lức – Long An; Trụ sở Văn phòng Tổng công ty Điện lực TP HCM – 35 Tôn Đức Thắng, quận 1; Trụ sở Điện lực Hóc Môn, Điện lực Tân phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Phú… Cao ốc CityGroup – 60A Trường Sơn, Sacombank Đà Nẵng; Cao ốc BSI (100% Hàn Quốc) – Phú Mỹ Hưng, tầng hầm Maximax Cộng Hòa, Maximax 3/2… và đặc biệt Intoc được đồng đảo khách hàng, các nhà chuyên môn hài lòng và đánh giá cao về chất lượng.

1. Đáy tầng hầm: 3 phương án

Phương án 1: Chống thấm thuận – Trước khi đổ bê-tông móng
– Sử dụng Intoc-04 Super
– Sau khi thi công bê-tông lót và lắp đặt xong cốt thép sàn đáy tầng hầm, tiến hành thi công chống thấm theo qui trình sau:
+ Chuẩn bị: Bề mặt bê-tông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bê-tông đá 1×2, đá 4×6)
+ Vệ sinh bề mặt
+ Phủ lên bề mặt bê-tông lót một lớp cát (cát hạt lớn càng tốt) dày khoảng 13 mm
+ Phun nước tạo ẩm lên bề mặt lớp cát
+ Pha trộn hồ dầu chống thấm loãng theo công thức: 1 lít Intoc-04 Super + 2 lít nước + khoảng 1,5 kg xi-măng
 + Thi công: Dùng máy phun hoặc tưới đều hỗn hợp hồ đầu chống thấm loãng lên bề mặt lớp cát cho đến khi ướt đẫm bề mặt và các ngóc ngách. Dùng nước phun sương, phun sạch lớp hồ dầu chống thấm loãng bám trên sắt sàn (nếu cần)
+ Trong vòng 2 giờ trở lại, có thể tiến hành đổ bê-tông

Nguyên lý: Intoc-04 Super có trong lớp hồ đầu chống thấm loãng bám trên lớp cắt và bê-tông lót sẽ hòa tan, thẩm thấu vào phần dưới cùng của lớp bê-tông mới đổ, tạo thành một lớp chống thấm ở phần đấy, không tách rời với bê-tông đáy, bền theo kết cấu vật liệu.

Phương án 2: Chống thấm thuận – Trước khi lắp đặt sắt thép bê-tông móng
– Sử dụng Intoc-04
– Chuẩn bị: Bề mặt bê-tông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bê-tông đá 1×2, đá 4×6,..)
– Vệ sinh bề mặt
– Pha trộn hồ đầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt) 1 lít Intoc-04 + 3 lít nước + xi-măng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 7 – 8 kg)
– Thi công:
 + Bước 1: Lớp chống thấm: tô phủ lớp hồ đầu chống thấm dày khoảng 4 mm lên bề mặt bê-tông lót
 + Bước 2: Lớp bảo vệ: sau khi lớp hồ chống thấm vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng 2 cm – 8 cm lên lớp hồ đầu chống thấm để chống răn nứt
Chú ý: Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt
 + Cần phải bảo dưỡng bằng nước
+ Sau 24 giờ trở lên có thể tiến hành công tác lắp đặt sắt thép
+ Định mức: 1 lít Intoc-04/ khoảng 2 m2


Phương án 3: Chống thấm nghịch – Sau khi đổ bê-tông đáy
– Sử dụng Intoc-04
– Chuẩn bị: Nên tiến hành chống thấm sau khi đổ bê-tông đáy từ 2 tuần trở lên
– Vệ sinh và tạo ẩm bề mặt
– Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN
– Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt) 1 lít Intoc-04 + 3 lít nước + xi măng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 7 – 8 kg)
– Thi công:
 + Bước 1: Lớp chống thấm: phun nước tạo ẩm, sau đó dùng hồ đầu chống thấm tô phủ lên bề mặt một lớp dày 4 mm
 + Bước 2: Lớp bảo vệ: sau khi lớp hồ đầu chống thấm vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng 1 cm lên trên lớp hồ dầu chống thấm để chống rắn nứt
Chú ý: Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt
 + Bảo dưỡng bằng nước
 + Thông thường cần đổ một lớp bê-tông đá mi dày khoảng 45 cm (hoặc tùy theo yêu cầu) lên trên sàn đáy sau khi lớp hồ chống thấm đã ráo mặt.
+ Định mức: 1 lít Intoc-04/ khoảng 2 m2

2. Vách tầng hầm: 2 phương án

Phương án 1: Sử dụng Intoc-04
– Chuẩn bị: Vệ sinh bề mặt
– Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN
– Nếu bề mặt vách bê-tông láng, cần tạo nhám trước khi thi công
– Pha trộn hồ chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt). 1 lít Intoc-04+ 3 lít nước+xi-măng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 7 – 8 kg)
– Thi công:
+ Bước 1: Lớp chống thấm: dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bê-tông một lớp dày khoảng 04 mm
+ Bước 2: Lớp bảo vệ: khi lớp hồ dầu chống thẩm vừa ráo mặt (còn mềm nhưng ấn nhẹ không còn dính tay) thì phủ một lớp VXMM75 lên trên lớp hồ dầu chống thấm để chống rắn nứt
 + Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước và nền tô trát lớp vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại
+ Định mức: 1 lít Intoc-04/ khoảng 2 m2

Phương án 2: Sử dụng INTOC-04A
– Chuẩn bị: Vệ sinh bề mặt
– Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN và Intoc-07
– Nếu bề mặt vách bê-tông láng, cần tạo nhám trước khi thi công
– Thi công: Phun nước tạo ẩm nhiều lần trước khi thi công chống thấm. Thực hiện 2 lớp chống thấm như sau:
+ Lớp 1: Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức: 1 lít Intoc-04A + 3 lít nước + Xi-măng vừa đủ dẻo sệt. Dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bê-tông một lớp dày khoảng 2 – 3 mm
+ Lớp 2: Pha trộn vữa chống thấm theo công thức: 1 lít Intoc-04A + 3 lít nước + hỗn hợp xi-măng và cát (xi-măng và cát được trộn theo tỉ lệ: cứ 1 phần xi-măng tương ứng với 3 phần cát cho đến khi đạt độ dẻo sệt thích hợp. Cát phải sạch và được sàng đều hạt). Chờ đến khi lớp hồ dầu chống thấm (lớp 1) vừa ráo mặt (còn mềm nhưng ấn nhẹ không còn đính tay) thì tô tiếp lớp vữa chống thấm dày khoảng 2 mm lên bề mặt lớp 1
+ Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước
+ Tô vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại
+ Nếu là mặt ngoài vách tầng hầm (phần ngầm) thì có thể tiến hành lấp đất (trong vòng 3 ngày trở lại) mà không cần phủ lớp vữa hoàn thiện

Chú ý:
– Chỉ nên tiến hành chống thấm vách tầng hầm sau khi đổ bê-tông ít nhất từ hai tuần trở lên
– Quy trình trên có thể áp dụng chống thấm cho mặt ngoài hoặc mặt bên trong vách tầng hầm
– Định mức: 1 lít Intoc-04A/ khoảng 2 m2

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Cẩm nang”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Công ty chống thấm Intoc – Kỹ sư Đỗ Thành Tích) 

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: