Một dự án tốt nghiệp trường Học viện thiết kế Eindhoven mang tên De Voorkamer của Pim van der Mijl với ý tưởng sẽ xây dựng một không gian chung để phá vỡ rào cản giữa những người tị nạn và cộng đồng địa phương ở Holand.
De Voor Kamer nghĩa là phòng khách, được Pim van der Mijl tạo nên một môi trường thân thiện để kết nối dân địa phương với người tị nạn đang tìm việc, giúp những người vô gia cư này có thể hòa nhập với xã hội.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Thực hiện dự án này, Van der Mijil bắt đầu bằng việc đến thăm trung tâm của những người di cư. Anh nhận thấy rằng khoảng cách giữa trung tâm và ngôi làng rất lớn và khu vực này cũng hoàn toàn khép kín với thế giới bên ngoài. Mọi người ở đây chẳng có bất cứ hoạt động nào, họ phụ thuộc lẫn nhau để sống qua ngày.
Vì vậy, anh đã tìm một địa điểm bên ngoài trung tâm để xây dựng. Mặt khác, anh còn tổ chức một sự kiện nhằm tìm kiếm những tài năng và kỹ năng đặc biệt của họ. Những người di cư này sử dụng những kỹ năng và năng lực của họ để đóng góp những vật dụng do họ tự tay làm cho nơi này, chẳng hạn như đồ dệt may, đồ thủ công , dần dần giúp nơi này trở nên ấm cúng, thân thiện hơn.
Không gian này có thể dùng để tổ chức sự kiện, những người dân tị nạn sẽ mời những người bản địa cùng họ nấu nướng và ăn tối với nhau. Nhà thiết kế mong rằng sẽ giải quyết được vấn đề mất đi sự kết nối giữa họ với cộng đồng Hà Lan, cũng như xóa bỏ định kiến cho rằng những người tị nạn là bất tài và trình độ thấp.
Chủ đề của sự kiện này là về những con người của quá khứ và tương lai. Tất cả đều theo hướng lạc quan và tích cực được dựng nên từ sự bình đẳng giữa người tị nạn và những người bản địa. Những mối quan hệ mới được hình thành qua những cuộc gặp gỡ trực tiếp. Khi chỉ hai người trò chuyện và làm việc cùng nhau, mọi rào cản như được xóa bỏ, giúp mọi người đến gần nhau hơn.
Dự án De Voorkamer được phát triển bởi van der Mijl trong thời gian anh ấy còn học tại học viện. Quá trình hình thành được thực hiện hơn hai tháng ở đô thị Haren gần với Groningen của Hà Lan, trong đó còn có tám người tị nạn cùng tham gia làm việc cùng.
Bằng cách tổ chức những sự kiện mang nhiều ý nghĩa, De Voorkamer hy vọng sẽ giúp họ hồi phục và nâng cao phẩm giá, giảm áp lực và giúp tập thể những người tị nạn hòa nhập với cộng đồng, nâng cao đời sống.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Công trình công cộng”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Dezeen)