Với sự phát triển ngày càng nhanh của các đô thị ngày nay thì hoạt động vui chơi của trẻ em dường như chỉ diễn ra trong nhà. Và để thích ứng với xu hướng này, nhiều bậc cha mẹ đã nghĩ đến một khu vui chơi ngay trong nhà dành riêng cho bé, một không gian với vô số niềm vui.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Thiết kế bởi Poss Architecture + Planning + Interior Design
Nhưng không phải tất cả chúng ta đều may mắn sở hữu một không gian rộng rãi, và để tạo ra một phòng chỉ dành để vui chơi trong nhà thường chiếm khá nhiều diện tích. Tuy vậy, tầng hầm chính là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Với sự sáng tạo, thậm chí bạn có thể thêm một không gian vui chơi của riêng trẻ hay những giây phút giải trí cùng bè bạn. Nhadep.net sẽ mang đến bạn một vài lời khuyên và những điều cần xem xét trước khi bạn bắt đầu để biến tầng hầm thành một phòng vui chơi.
1. Kiểm tra những yếu tố cơ bản
Để biến tầng hầm thành một không gian chức năng không chỉ là công việc thiên về tính thẩm mỹ. Với những không gian tầng hầm chưa hoàn tất và sẵn sàng để sử dụng, bạn nên kiểm tra xem nó có thật sự an toàn, hay đủ để bố trí một phòng vui chơi. Hầu hết các tầng hầm đều bắt buộc làm từ vật liệu cách nhiệt hiệu quả cùng với một cửa thoát hiểm khẩn cấp. Và hãy chắc chắn rằng không có sự rò rỉ đường ống nào, đồng thời đảm bảo trần nhà được hoàn thành trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ đến phòng vui chơi.
2. Không gian chung cho trẻ em và người lớn
Một trong những lý do khiến việc đặt kế hoạch thiết kế nên căn phòng vui chơi dành cho cả người lớn và trẻ em là vì tính thực tế của nó. Nói cách khác, hầu hết trẻ em đều muốn được quây quần quanh cha mẹ của chúng (ít nhất là khoảng thời gian trước dậy thì), và không có cách nào bạn có thể buộc chúng xuống tầng hầm nếu bạn đang ở trong nhà bếp hay ở tầng trên trong tất cả các khoảng thời gian. Và với những đứa bé nhỏ, bạn luôn cần phải để mắt đến chúng dù đang vui chơi. Vì vậy hãy lên kế hoạch cho một khu vực vui chơi giải trí nhỏ, đồng thời cũng là không gian làm việc nhà hoặc thậm chí một phòng giặt ủi bên cạnh phòng chơi của bé.
Thiết kế bởi DeRosa Builders
Một trong những ý tưởng hiệu quả nhất là sự kết hợp giữa phòng tập thể dục và phòng vui chơi. Điều này buộc bạn có một kế hoạch tập luyện và đồng thời để mắt đến mọi động thái của bé. Bạn có thể thử những kiểu kết hợp phù hợp với sở thích, nhưng chắc chắn rằng bạn cần phân định rõ từng khu vực sử dụng thảm, màn cửa hay cửa kính.
Thiết kế bởi E.R. Miller
3. Tạo nên một lối vào mời gọi
Từ xưa, con người đã chú trọng đến việc thiết kế lối vào rộng lớn vì nhiều lý do khác nhau. Từ đám cưới hoàng gia cho đến các sự kiện thể thao lớn, đều được thiết kế vô cùng tỉ mỉ lối vào. Và bạn luôn mong muốn dành những điều tốt nhất cho bé? Phòng chơi tầng hầm là nơi hoàn hảo để đặt thêm một chiếc cầu thang đầy thú vị và hấp dẫn. Không giống như những cách mở rộng khác, chiếc cầu thang này sẽ không đáng giá bạn cả một gia tài, với một vị trí hoàn hảo, ngay cả những người lớn trong nhà cũng cảm nhận được sự thú vị của nó đem lại.
Thiết kế bởi Erika Winters Design
4. Sử dụng thảm và trang trí tường
Với những đứa trẻ nhỏ, chúng luôn dễ bị té dù ở bất kỳ vị trí nào. Vì vậy bạn nên đảm bảo sự an toàn cho bé ở mọi góc cạnh. Những tấm thảm lớn thường là cách được ưa chuộng để đặt trong không gian vui chơi. Ngoài ra, bạn hãy xem xét về những tấm thảm vuông cho phép bạn phân chia khu vực và làm sạch dễ dàng. Còn những bức tường, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng giấy dán tường đầy màu sắc hay những miếng đề can đẹp thay vì sơn một mảng rộng lớn và tốn kém.
Thiết kế bởi Mindi Freng Designs
5. Tạo nên một không gian rộng rãi và đơn giản
Một điều bạn cần phải giải quyết trước khi thiết kế phòng chơi là chủ đề của không gian. Các lựa chọn có thể khác nhau từ căn phòng dành cho cô bé công chúa Disney hay siêu anh hùng hoặc lấy thể thao làm nguồn cảm hứng. Những căn phòng vui chơi với chủ đề mà bé yêu thích chắc chắn sẽ khiến bé của bạn vui hơn bội phần. Tuy nhiên điều này cũng cần sự linh hoạt, trong vòng một hoặc hai năm, bé sẽ thay đổi sở thích về chủ đề cho căn phòng.
Thiết kế căn phòng vui chơi lấy cảm hứng từ môn thể thao bé yêu thích (thiết kế bởi Morris & Woodhouse Interiors)
Thiết kế bởi Gander Builders
Trừ khi bạn sẵn sàng tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc vào phòng chơi mỗi 2-3 năm, chúng tôi khuyên bạn nên tránh xa các chủ đề phức tạp. Tuy chúng trong khá tuyệt vời, nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ không đủ chỗ để chứa hết mọi thứ. Với bức tường màu sắc trung lập phối hợp cùng vài miếng đề can tươi sáng, hình nền và thậm chí một chiếc bảng đen đánh dấu công việc thường làm. Điều này cũng cho phép bạn trang trí lại không gian một cách dễ dàng một khi đứa bé của bạn bắt đầu chuyển sang giai đoạn trưởng thành.
Thiết kế bởi Red Egg Design Group
6. Mở rộng không gian lưu trữ
Khi nói đến khu vui chơi trẻ em, bạn không bao giờ có đủ không gian để lưu trữ. Điều đó có nghĩa là một số đồ chơi của bé sẽ vẫn xuất hiện trong những căn phòng chính. Thay vì đặt kệ cố định, bạn hãy suy nghĩ đến việc kết hợp những chiếc giỏ đan để lưu trữ. Chúng có thể di chuyển xung quanh một cách dễ dàng từ phòng này sang phòng khác và bé sẽ tìm thấy nó dễ dàng hơn lúc cần thiết. Băng ghế với hộc tủ ẩn bên trong cũng là một giải pháp tối ưu đồng thời tiết kiệm diện tích.
Thiết kế bởi Lisa Wolfe Design
Thiết kế bởi Amanda Miller Design Studio
7. Chỗ ngồi và thiết bị chiếu sáng.
Ghế ngồi trong phòng vui chơi luôn phù hợp với trẻ hay tạo không gian thư giãn cho chính bạn, ngoài ra bạn cũng có thêm một ghế dài có đệm mát hoặc một chiếc ghế đơn giản tạo sự thoải mái. Điều này sẽ khuyến khích bạn dành nhiều thời gian với con cái. Ánh sáng trong phòng chơi tầng hầm không quan trọng như trong văn phòng tại nhà hay khu vực sinh sống. Chỉ cần đảm bảo rằng hệ thống chiếu sáng đủ khiến môi trường xung quanh gần gũi với bé.
Thiết kế bởi Lowery Design Group
Thiết kế bởi FLO Design Studio
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Giải pháp thiết kế”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Decoist)