Các bạn đang xem phần 5 của loạt bài “Các đặc tính tiền chế biến và các ứng dụng ngoại thất của gỗ cứng Hoa Kỳ”, để xem phần 4, vui lòng nhấn vào đây.
Gỗ Sồi Hoa Kỳ (Acer saccharum)
EN 350-2: 1994: Chưa có đánh giá cuối cùng về gỗ Sồi Hoa Kỳ. Vì vậy, sự phân loại dưới đây về độ bền và tính dễ chế biến đều dựa vào kinh nghiệm thực tế.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Độ bền tự nhiên kháng nấm hại gỗ của gỗ Sồi đỏ
Độ bền tự nhiên kháng nấm hại gỗ của gỗ Sồi trắng
Cách phân loại trên đưa ra chỉ báo về những đặc tính hiện được thừa nhận và hiệu ứng của gỗ trong điều kiện tiếp xúc với nền đất.
EN 942: 1996: Dựa vào cách phân loại độ bền như trên, độ bền tự nhiên của gỗ Sồi đỏ được đánh giá là không đạt yêu cầu để ứng dụng vào ngoại thất.
Sồi đỏ Hoa Kỳ trên thực tế có thể ứng dụng ngoại thất nếu áp dụng kiểu thiết kế, lập chi tiết và có kỹ thuật xây dựng đúng đắn cùng với việc sơ chế và bảo quản hiệu quả. Để duy trì lớp phủ bảo vệ, cần tiến hành chương trình bảo trì thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng.
Trong khi đó, Sồi trắng thích hợp để ứng dụng ngoại thất mà không cần sơ chế bảo quản.
Bộ bàn ăn và xích đu ngoài trời làm từ gỗ Sồi trắng
EN 335-2: 1992: Xin tham khảo để xác định chắc chắn về nhóm kháng hại có liên quan.
EN942: 1996: Khả năng dịch chuyển độ ẩm được xếp loại trung bình.
Tính dễ chế biến của gỗ Sồi đỏ
Tính dễ chế biến của gỗ Sồi trắng
Cách phân loại trên căn cứ vào một loạt miêu tả bao quát để phân loại độ bền nhờ vào những quan sát tổng thể liên quan đến quá trình xử lý thẩm thấu.
Khái quát
Một lớp mỏng màu nền (hoặc sơn lót) được chải đều và tự do trên gỗ để đảm bảo các hạt gỗ hút được chất này, bằng cách loại bỏ không khí trong tế bào gỗ. Cân nhắc việc dùng lớp tạo vân phía bên dưới các lớp phủ mờ gỗ.
Lớp film đặc biệt để tạo vân gỗ cho bề mặt của sản phẩm (lớp số 2)
Loại gỗ này có các chất chiết xuất gỗ tự nhiên rất dễ hòa tan trong nước (có tính axít).
Chúng tôi khuyến cáo nên tẩy dầu toàn bộ thân gỗ bằng một chất dung môi “mạnh” để giúp lớp màu nền (hay sơn lót) bám dính hơn.
Để giảm thiểu tác động của các chất chiết xuất, nên sử dụng lớp sơn lót (màu màu nền) có khả năng chống mất màu.
Ngoài ra, rất nên sử dụng các thiết bị không chứa sắt cũng như tránh sử dụng các tấm bùi nhùi sắt. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng xuất hiện “vết ố sắt”.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ nguyên liệu”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo AHEC/ Hình ảnh được sưu tầm)