Các bạn đang xem phần 10 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 9 vui lòng nhấn vào đây.
Bời lời vàng, Bời lời trắng
Bời lời vàng có tên khoa học là Litsea pierrei, thuộc họ Lauraceae, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Dương. Tại Việt Nam, cây mọc từ Bắc đến Nam, ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Phú Quốc, Đồng Nai, Tây Ninh…trong các rừng thứ sinh ẩm hoặc thung lũng ven suối.
(Ảnh minh họa)
Cây mọc nhanh, tái sinh tốt. Mùa quả tháng 8 – 9. Cây gỗ nhỏ cao 15 – 20m, đường kính 30 – 40cm. Thân tròn phân nhiều cành nhỏ, vỏ không nứt màu xanh nhạt hay màu nâu, có mùi thơm, lớp vỏ trong trắng vàng, có nhựa dính.
Gỗ lõi màu vàng xanh nhạt, vàng, thỉnh thoảng thấy có các sọc màu đậm. Gỗ dác nhạt màu hơn, ít phân biệt với màu gỗ lõi, bề mặt có tính phản quang, về sau xỉn màu. Thớ gỗ thẳng đến gợn sóng. Bề mặt gỗ mịn đến hơi thô.
Tính chất cơ học
Gỗ Bời lời vàng không bền tự nhiên.
Khả năng gia công
Gỗ cây Bời lời mịn, khá rắn, thường được dùng để sản xuất ván lạng, đồ mộc, dùng trong chạm khắc và xây dựng.
Hạt chứa dầu dùng làm trong công nghiệp nhẹ. Bời lời còn được sử dụng làm phương thuốc trị nhiều bệnh như bong gân, chấn thương tụ máu, đau khớp, ung nhọt, áp-xe, đầy hơi, ợ hơi, trướng bụng…
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)
(Còn tiếp)