Các bạn đang xem phần 15 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 14 vui lòng nhấn vào đây.
Chò chai, Chò đồng, Chò mít, Chò núi
Chò chai (còn gọi là Chò đồng, Chò mít hay Chò núi) là loài thực vật thuộc họ Dipterocarpaceae với tên khoa học là Shorea guiso. Cây phân bố nhiều ở Lào, Campuchia và vùng Tây Nguyên Việt Nam.
(Ảnh minh họa)
Cây gỗ lớn cao 30 – 40 m. Lá rụng vào mùa khô, thân thẳng cành to tán dày, vỏ màu nâu sẫm nứt dọc nông và dài.
Gỗ lõi màu nâu đỏ nhạt đến nâu đậm hoặc đỏ hồng, chuyển màu đậm khi bị chiếu nắng; phân biệt với gỗ dác có màu nâu xám, hồng. Thớ gỗ xoắn. Mặt gỗ tương đối mịn đến hơi thô và đồng nhất.
Tính chất cơ học
Gõ Chò chai tương đối bền nhưng dễ bị mối và nấm phá hoại.
Khả năng gia công
Chò chai thường được khai thác để làm ván sàn, đồ gỗ hay dùng trong xây dựng kiên cố.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)
(Còn tiếp)