Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam (Phần 7)

Tháng bảy 18 03:54 2018

Các bạn đang xem phần 7 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 6 vui lòng nhấn vào đây.

Kơ nia, Cầy

Cây Kơ nia, hay còn gọi là Cầy, có tên khoa học là Irvingia malayana, là một loại cây thuộc họ Irvingiaceae, phân bố tại Malaysia, Thái Lan, Đông Dương và vùng Tây Nguyên Việt Nam. Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15 – 30m, đường kính thân cây có thể lên đến 1m. Vỏ màu xám, bị nứt thành miếng nhỏ. Cây lớn có bạnh vè. Tán cây hình oval, rậm rạp, màu xanh thẫm.

Kơ nia là loài cây xanh quanh năm

Cây thường mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh hay rừng cây nửa rụng lá, ít gặp trong rừng thưa. Khi nhỏ, cây ưa bóng và chỉ tái sinh dưới tán rừng. Kơ nia có khả năng chiu hạn tốt. Kơ nia có bộ rễ cọc (rễ chuột), cắm thẳng sâu xuống lòng đất, dài bằng độ cao thân cây phía trên nên rất vững chắc trước nắng mưa gió bão.

Cây Kơ nia mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số

Lá và trái cây Kơ nia

Gỗ Kơ nia có lõi màu vàng với các sọc sắc xanh, phân biệt với gỗ dác có màu nâu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Tia gỗ trên mặt cắt xuyên tâm tạo nên kiểu vân đặc trưng. Thớ gỗ hơi xoắn. Mặt gỗ tương đối mịn và đồng đều.

 


Tính chất cơ học


Gỗ cây Kơ nia tương đối bền nhưng không có khả năng chịu mối và chỉ chống chịu với nấm mốc ở mức độ thấp.

Khả năng gia công

Gỗ Kơ nia thường được sử dụng trong xây dựng kiên cố, dùng làm cột, tà vẹt, vách ngăn, khung hộc, đồ mộc, ván sàn, cán dao.

Quả chín có vị ngọt, ăn được. Hạt chứa dầu, sử dụng làm xà phòng và chất đốt sáng. Nhân hạt ăn được, giống như hạnh nhân.

Cây Kơ nia là một trong những loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng (mức độ đe doạ: bậc V). Mặc dù số lượng cá thể không ít, nhu cầu sử dụng không nhiều, nhưng vẫn bị khai thác chặt phá, đặc biệt là để đốt than hầm.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)

(Còn tiếp) 

Bình luận hay chia sẻ thông tin