Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các quy định xuất nhập khẩu thị thị trường Anh.
1. Chứng từ nhập khẩu
Các chứng tư phải xuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hoá và chứng từ thương mại.
Chứng từ hàng hoá gồm có: – Hoá đơn thương mại – Vận đơn đường biển hoặc đường hàng không – Phiếu đóng gói – Các chứng từ bảo hiểm – Trong một số trường hợp cần phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ
Hình minh họa từ Internet
Chứng từ thương mại phải đi kèm với hàng hoá để tránh chậm trễ trong việc thông quan nhập khẩu. Nước Anh không yêu cầu hình thức đặc biệt nào của hoá đơn nhưng hoá đơn phải kê khai chi tiết giá trị thực của hàng hoá. Ít nhất người xuất khẩu phải gửi 2 bản sao hoá đơn cho người nhận hàng để làm thủ tục thông quan. Ở Anh không yêu cầu hoá đơn lãnh sự khi gửi hàng.
Chú ý các chứng từ sau: – Giấy chứng nhận xuất xứ: Giấy chứng nhận xuất xứ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu là hàng may mặc ngoại trừ những trường hợp sau: Hàng mẫu đã được đục lỗ, vali làm từ nguyên liệu vải dệt, túi sách làm từ vải bạt, hàng là quà tặng hoặc tài sản cá nhân.
– Hoá đơn thương mại: Hoá đơn thương mại là bắt buộc đối với tất cả hàng hoá có giá trị lớn hơn 18 bảng Anh. Hoá đơn phải chỉ rõ các chi phí vận chuyÓn, bảo hiÓm hay chi phí tương tự không kể đến các điều khoản Incoterms được áp dụng trong giao dịch.
– Giấy chứng nhận về hàng nguy hiểm: Một số loại hàng hoá ngoài các chứng từ yêu cầu nêu trên còn phải xuất trình giấy chứng nhận về hàng hoá nguy hiểm(DG) như nước hoa, đồ uống, hoá chất. – Mẫu giấy chứng nhận C3: áp dụng đối vói hàng nhập khẩu là tài sản cá nhân để được miễn thuế. – Mẫu giấy chứng nhận C2: áp dụng đối với hàng là thiết bị quân sự cá nhân tạm nhập để được miễn thuế. – Bản kê tổng trị giá (General Valuation Statement )
Bản kê tổng trị giá được áp dụng đối với tất cả hàng nhập khẩu có giá trị từ 6,500 bảng Anh trở lên. Có 3 mẫu để báo cáo giá. Mẫu thứ nhất là C150A. Mẫu này dùng cho người nhập khẩu không có liên quan gì đến người xuất khẩu và việc kê khai giá trị của những giao dịch để thông quan nhập khÈu Mẫu thứ 2 là C150B dùng cho những giao dich giữa các bên có liên quan nhưng giá trị giao dịch không là giá trị để tính thuế nhập khẩu. Mẫu thứ 3 là C109 là một bản kê định giá chung và được dùng để cung cấp những thông tin về việc định giá. Những thông tin này được hải quan giữ lại để tránh việc hoàn thành trùng lặp 2 mẫu 150A hoặc 150B cho mỗi lần nhập khẩu. Mẫu C109 thường được áp dụng cho những nhà nhập khẩu với số lượng lớn. Tất cả chứng từ được dùng để thông quan nhập khẩu đều phải viết bằng tiếng Anh để quá trình thông quan được nhanh chóng và thuận lợi.
2. Các mặt hàng cấm nhập khẩu – Một số sản phẩm nông nghiệp nhất định – Ma tuý – Chất nổ – Động vật mắc bệnh dại – Máy móc nông nghiệp đã qua sử dụng – Động vật, chim , gia súc – Xác động vật hoặc sản phẩm làm từ xác động vật – Các bệnh của động vật và các vi rút bệnh dại – Ong – Chim – Các chất gây ra ung thư – Chất CFCs – Điện thoại có tần suất hoạt động lớn hơn 853Mhz – Kem hoặc sản phẩm có chứa kem – Trứng, gia cầm – Phôi động vật và chim – Cá và các sản phẩm làm từ cá – Bột mì và thức ăn có nguồn gốc động vật – Lông động vật và len
– Côn trùng – Động vật than mềm – Trứng thụ thai của động vật – Các chất huỷ hoại tầng ôzôn – Các giống, côn trùng gây hại cho động, thực vật – Gia cầm – Các virut gây bệnh dại – Tinh dịch của động vật – Đất có chất than bùn – Các sản phẩm cá heo – Gỗ và các sản phẩm gỗ chưa qua chế biến – Đồ uống có gas – Các chất gây bệnh truyền nhiễm
3. Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu
Việc nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và động vật cho mục đích tiêu dùng bị cấm trừ khi có chứng thực của cơ quan thú y thuộc nước xuất khẩu đi kèm. Sữa, thức ăn cho trẻ sơ sinh và các loại thực phẩm đặc biệt dùng cho y tế có thể được nhập khẩu với điều kiện là sản phẩm đó không cần giữ lạnh trước khi mở ra dùng hay sản phẩm đó phải đóng gói bằng nhãn hiệu phù hợp để bán lẻ và bao bì của sản phẩm không bị hư hỏng.
4. Tạm nhập
5. Nhập khẩu hàng mẫu
Hàng mẫu được phép nhập khẩu vào Anh và được miễn thuế nhập khẩu cũng như thuế VAT miễn là đạt các yêu cầu sau:
– Nếu hàng mẫu được đục lỗ: Hàng được đục lỗ phải có một lỗ lớn ở chỗ dễ nhìn nhất ở bên ngoài hàng hoá để chứng tỏ rằng hàng hoá chỉ được dùng làm hàng mẫu. Đó có thể là một lỗ nhỏ trên mặt trước của quần áo, trên cánh tay của áo sơ mi hay trên một chiếc giầy để chứng tỏ hàng hoá này khác với hàng hoá tiêu dùng bán lẻ thông thường. Các chứng từ vận tải thường được sử dụng với hàng đục lỗ là hoá đơn thương mại trong đó nêu rõ hàng hoá là hàng mẫu đã được đục lỗ, không được bán hoặc dùng cho mục đích khác. §Ó nhập khẩu, không yêu cầu giấy chứng nhận nguồn gốc, chỉ yêu cầu vận đơn hàng không hoặc vận đơn đường biển và hoá đơn thương mại.
– Nếu hàng mẫu là hàng hoá đánh dấu. Hàng mẫu đánh dấu được chấp nhận ở Anh miễn là hàng hoá này được đánh dấu một cách phù hợp næi bật bên ngoài hàng hoá và đánh dấu bằng một loại mực không xoá được. Mẫu có thể là từ “SAMPLE” được đánh dấu bằng một loại mực khác màu và theo cách mà có thể dễ dàng nhìn thấy khi kiểm tra. Chứng từ vận tải cần thiết thường là hoá đơn thương mại. Trong hoá đơn thương mại cần chỉ ra rằng hàng hoá là hàng mẫu đã được đánh dấu không được bán hoặc không được dùng vào mục đích khác. §Ó nhập khẩu hàng mẫu không yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ mà chỉ yêu cầu vận đơn đường hàng không hoặc đường biển và hoá đơn thương mại đi kèm.
Tất cả hàng hoá là hàng mẫu phải được đánh dấu hoặc đục lỗ một cách phù hợp để được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT. Tất cả hàng hoá không đáp ứng được loại chứng từ và cách đánh dấu nêu trên đều phải thông qua thủ tục nhập khẩu thông thường và bị đánh thuế nhập khẩu cũng như thuế VAT như hàng nhập khẩu thông thường.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Anh”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 2013)
(Còn tiếp)