Giếng làng xưa trong thời hiện đại

Tháng chín 18 03:51 2012

Những giếng làng được xây bằng gạch hoặc đá ong không chỉ là điểm cấp nước tập thể cho cả làng xã một thời mà còn là nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Nhiều nơi ở Hà Nội, giếng làng vẫn được gìn giữ.

Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội), tương truyền là nơi Trọng Thủy đã trầm mình sau khi biết Mỵ Châu bị vua cha xử chém. Giếng Ngọc nằm giữa một cái ao, nước trong giếng có màu nâu đỏ đặc biệt

Giếng thôn Vũ Ngoại (xã Liên Bật, Ứng Hòa, Hà Nội) hiện không còn dùng được nhưng trồng đầy sen. Bên cạnh giếng là khu chợ họp hàng ngày

Ngay dưới cổng Tam quan ngoại đình Vẽ ở làng Đông Ngạc (huyện Từ Liêm, Hà Nội) có 2 giếng lớn nên được người dân gọi là mắt rồng

Giếng chùa Thầy, xóm Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) không còn được sử dụng nên đầy rêu, bèo

Giếng mắt Rồng bên hồ Long Trì (Ao Rồng) nằm dưới núi Sài Sơn (làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai). Bên kia hồ cũng có một chiếc giếng, tượng trưng cho hai mắt rồng

Xuất hiện cùng thời điểm với chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ) là Giếng Chùa. Hiện nước vẫn trong sạch và được người dân dùng hàng ngày

Giếng xóm Đình Mông Phụ (Đường Lâm, Hà Nội)

Giếng làng Chuông (huyện Thanh Oai)

Giếng làng Nghiêm Xuyên (Thường Tín, Hà Nội) vẫn là nơi trẻ em nô đùa bơi lội vào mùa hè

Giếng Miếu tại xã Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) hiện thành nơi trồng sen

Bên hông chùa Láng (Hà Nội) còn có một giếng rộng lớn hình tròn theo kiểu giếng làng ngày xưa

Giếng cổ trong quần thể di tích thành cổ Cổ Loa

[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Sân vườn – Ban công”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Nguồn: Vnexpress.net)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: