Giới thiệu các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam

Tháng bảy 18 03:54 2018

Trong thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách nhanh chóng. Phần lớn kinh tế phát triển nhờ vào giá nhân công rẻ và đội ngũ công nhân lao động lành nghề, có nghĩa là Việt Nam có khả năng sản xuất với quy mô lớn cho thị trường toàn cầu.

Điều này cũng hoàn toàn đúng cho các sản phẩm từ gỗ, đặc biệt là sản phẩm đồ gỗ ngoài trời. Giá trị đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012 là 3,395 tỷ Đô la Mỹ đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 6 trên thế giới.

Hình ảnh hội chợ quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam – VIFA 2012

Hiện nay, hơn 80% nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam được nhập khẩu và sự tăng trưởng kinh tế trong lâm nghiệp không thể bền vững với những loài gỗ khan hiếm tại khu vực như gỗ Sồi (Oak), gỗ Dầu (Keruing) và gỗ Chò Chỉ (Balau).

Việc khai thác quá mức một vài loài gỗ thương mại có giá trị cao đã dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc loài cây trong rừng tự nhiên Việt Nam. Hiện nay, gỗ cung ứng trong nước cho ngành chế biến bao gồm cả gỗ có chất lượng thấp, gỗ có đường kính nhỏ và số lượng loài rất hạn chế.

(Ảnh minh họa)

Bởi vậy, rõ ràng cần cải thiện việc sử dụng và quản lý rừng tự nhiên bằng việc sử dụng đa dạng hơn các loài gỗ – loài gỗ ít được biết đến (Lesser Known Timber Species – LKTS)

(Ảnh minh họa)

Việt Nam có diện tích rừng tương đối nhỏ nhưng lại có hàng trăm loài cây. Tuy nhiên chỉ có một lượng nhỏ các loài cây được sử dụng lấy gỗ và hầu như đã được khai thác hết. Do đó những cánh rừng này có giá trị kinh tế thấp – trong khi đó giá trị kinh tế lại là yếu tố giúp các công ty lâm nghiệp vượt qua những khó khăn về chi phí quản lý cao khi áp dụng quản lý rừng bền vững và hướng tới chứng chỉ rừng.

(Ảnh minh họa)

Việc khai thác đa dạng các loài gỗ bao gồm cả các loài gỗ ít được biết đến là một nhân tố quan trọng trong việc quản lý rừng bền vững. Sử dụng loài gỗ ít được biết đến, kết hợp với chế biến làm tăng giá trị, hướng tới chứng chỉ rừng và tiếp cận thị trường xuất khẩu có giá trị cao, có thể hỗ trợ việc thực hiện quản lý rừng bền vững.

Tay nghề của công nhân và sự nhạy bén của doanh nghiệp là những yếu tố không nhỏ giúp Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ hai châu Á về xuất khẩu đồ gỗ

Gần đây, một số loài gỗ ít được biết đến đã được sử dụng nhiều hơn tại các công ty chế biến gỗ, chủ yếu là do chúng có trữ lượng nhiều hơn, giá rẻ hơn, khả năng gia công chế biến dễ và chất lượng hoàn thiện bề mặt tốt, kết quả là chúng được chấp nhận ở thị trường địa phương.

Tuy nhiên, việc lựa chọn loài gỗ thường phụ thuộc vào truyền thống và thị hiếu của khách hàng. Rất ít công ty chế biến nỗ lực tham khảo tài liệu sãn có hoặc thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng các loài gỗ khác nhau. Do đó, tiềm năng của một số các loài gỗ ít được biết đến thường là không được nhận ra.

(Ảnh minh họa)

Vì vậy, tổ chức WWF (Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên, Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu tại Việt Nam) và GIZ (Chương trình lâm nghiệp Việt – Đức) cùng phối hợp với các công ty lâm nghiệp thí điểm tại Tây Nguyên Việt Nam khai thác tiềm năng của các loài gỗ ít được biết đến cho các sản phẩm có giá trị cao và quảng bá chúng trên thị trường thông qua số liệu về loài gỗ với các nhóm sản phẩm khác nhau như sau:

01. Mít nài, Mít rừng
02. Cồng tía
03. Trám trắng
04. Trám ba canh, Trám hồng
05. Vạng trứng
06. Sang máu, Máu chó lá to
07. Kơ nia, Cầy
08. Săng lẻ, Bằng lăng lông
09. Dẻ đỏ, Giẻ đỏ, Giẻ đá đỏ
10. Bời lời vàng, Bời lời trắng
11. Hoàng linh, Lim vàng
12. Thông nàng, Thông lông gà
13. Sồi bộp, Giẻ bộp, Sồi áo tơi
14. Chò xót, Vối thuốc
15. Chò chai, chò đồng, chò mít, chò núi
16. Kháo, Dung
17. Trâm mốc, Vối rừng, Trâm vối

[Để xem các bài viết có cùng chủ đề “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin