Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam (Phần 1)

Tháng bảy 18 03:54 2018

Mít nài, Mít rừng

Mít nài, Mít rừng (tên tiếng Anh là Artocarpus asperulus) là một loài thực vật thuộc họ Moraceae, phân bố chủ yếu ở Đông Dương, Indonesia và Malaysia. Ở Việt Nam, cây mọc ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, thường mọc hoang trong rừng thường xanh ở độ cao 500 – 1.000m, gần suối, cũng có nơi mọc trong các vuờn.

Lá và trái cây Mít nài

Cây gỗ lớn cao 20 – 25m, thân thẳng, tròn, vỏ nứt đều, màu nâu xám, phân cành cao, tán rộng, lúc non có lông cứng màu vàng. Lõi gỗ Mít nài, Mít rừng có màu vàng đến nâu vàng, thường ngả màu đậm khi bị chiếu nắng, phân biệt rõ với gỗ dác có màu trắng vàng. Mặt gỗ khá thô đến thô, các thớ gỗ xoắn.

Tính chất cơ học

Gỗ Mít nài, Mít rừng tương đối bền, có khả năng chống chịu mối mọt cao nhưng dễ bị xén tóc, mọt khô phá hoại.

Khả năng gia công

Gỗ Mít nài tốt, thường dùng trong sản xuất ván lạng, ván dán, xây dựng, cột, đóng tàu thuyền, ván sàn, đồ mộc, khung hộc, dụng cụ trong nhà, nhạc cụ, con tiện hay cán công cụ.

Quả ăn được, có vị thơm. Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng như thuốc đắp trong khoa thú y.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin