Kênh phân phối đồ nội thất tại Đức

Tháng bảy 18 03:55 2018

Thị trường đồ gỗ nội thất của Đức có nhều kênh phân phối khác nhau và là nơi tập trung của rất nhiều nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, đại lý bán hàng và người tiêu dùng nhưng được chia ra làm hai loại chính: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối phi truyền thống. Kênh phân phối truyền thống bao gồm: nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh bán lẻ. Kênh phân phối này gồm có: các cửa hàng bán lẻ; các cửa hàng chuyên dụng (ví dụ chuyên về phòng ăn); các nhà bán lẻ độc lập và các cửa hàng không chuyên như các cửa hàng tự phục vụ DIY; các cửa hàng lớn (hypermarket); bách hoá và dịch vụ thư đặt hàng. Kênh phân phối phi truyền thống bao gồm thương mại điện tử (chủ yếu có hai loại: doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C)), khu bán lẻ của các nhà máy, mua hàng trên TV và nhà sản xuất thâm nhập trực tiếp.

 

 

Các kênh phân phối truyền thống có ưu thế hơn cả, chiếm hơn 3/4 trong tổng số các kênh phân phối trong đó đặc biệt là các tập đoàn mua hàng chiếm hơn 60% thị trường. Các tập đoàn mua hàng quy mô lớn là Begros với 9 doanh nghiệp và 120 cửa hàng, bao gồm cả XXXLutz, Porta, Ostermann, Möbel Finke, Möbel billa, Möbelstadt Sommerlad và Möbel Martin. Đây có thể là khách hàng rất tiềm năng của các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển.

Tuy không thuộc các nhóm mua hàng nhưng người bán sỉ và các nhà nhập khẩu cũng là những kênh rất quan trọng. Các đại lý mua hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung cấp đồ nội ngoại thất tại thị trường Đức.

Kinh doanh bán lẻ

Hiện tại, thị trường Đức có hơn 10.000 các cửa hàng chuyên đồ nội thất và 14.000 cửa hàng bán lẻ. Mức độ cạnh tranh trên thị trường khá cao; hoạt động khuyến mại, giảm giá cũng như sát nhập, mua lại và tình trạng phá sản xảy ra rất phổ biến.

IKEA là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vững chắc đứng đầu tại thị trường Đức với tổng doanh thu của 43 cửa hàng tiêu thụ sản phẩm đạt trên 3 tỉ euro.

 

Xu thế

Mặc dù hiện có rất nhiều các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn nhưng xu thế tập trung hóa ngày càng phát triển. Tương tự, các cửa hàng chuyên bán một sản phầm dần chuyển sang hoạt động như các cửa hàng không chuyên.

Các tập đoàn mua hàng tiếp tục đứng vững trên thị trường mặc dù trong thời gian gần đây rất nhiều tập đoàn đang gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Đức”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 02/2009)

Bình luận hay chia sẻ thông tin