Bạn đang theo dõi phần 3 của loạt bài “Hồ sơ thị trường Anh năm 2013”, để theo dõi phần 2, vui lòng nhấn vào đây.
Tổng quan kinh tế Thương mại – Đầu tư 1. Kinh tế 1.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế
Anh có nền kinh tế và trung tâm tài chính hàng đầu, và là một trong bốn nền kinh tế lớn của Tây Âu và hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Âu (sau Đức). Trong hai thập kỷ qua, chính phủ Anh đã giảm đáng kể sở hữu nhà nước và đạt được sự tăng trưởng về các chương trình phúc lợi xã hội.
Nền nông nghiệp chuyên sâu, cơ khí hoá cao và hiệu quả theo các tiêu chuẩn châu Âu, sản xuất khoảng 60% nhu cầu về thực phẩm với dưới 2% lực lượng lao động. Anh có nguồn than, khí ga tự nhiên và dự trữ dầu lớn; ngành sản xuất năng lượng thiết yếu chiếm 10% GDP, một trong những tỷ lệ cao nhất ở bất kỳ quốc gia công nghiệp nào. Việc giá dầu leo thang lên tục và nhều khả năng vẫn tăng giá trong thời gian sắp tới là một điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu dầu mỏ của Anh. Các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ thương mại, chiếm tỷ lệ lớn tiếp theo trong GDP trong khi công nghiệp đang tiếp tục giảm tầm quan trọng.
Nước Anh chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ quý III/2008 tuy nhiên đã có dấu hiệu phục hồi trong quý IV/2009 và quý I/2010. Tỷ lệ thất nghiệp tăng liên tục từ 5,2% trong năm 2008 lên đến 8,0% trong tháng 3/2010. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Anh thực hiện một thực hiện nhiều biện pháp đối phó bao gồm gói kích thích tài chính, tái cấp vốn ngân hàng, và các chương trình kích cầu tín dụng…Trong năm 2010, chính phủ liên minh CAMERON đã khởi xướng một chương trình thắt lưng buộc bụng năm năm, với mục đích giảm thâm hụt ngân sách của London từ trên 10% GDP trong năm 2010 lên gần 1% vào năm 2015. Trong tháng 11 năm 2011, Bộ trưởng Tài Chính George Osborne đã công bố các biện pháp thắt lưng buộc bụng thêm đến năm 2017 do sự tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến và tác động của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro. Chính phủ CAMERON tăng thuế giá trị gia tăng từ 17,5% lên 20% trong năm 2011. Và cam kết giảm mức thuế suất thuế công ty lên 21% vào năm 2014. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thực hiện một chương trình mua tài sản lên đến 375 tỷ bảng (khoảng 605 tỷ đô la) như tháng 12 năm 2012. Trong thời gian khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng Anh phối hợp chính sách lãi suất với Ngân hàng Trung ương Châu Âu, nhưng nước Anh vẫn chưa chịu hợp tác với Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (EMU). Trong năm 2012, chi tiêu tiêu dùng yếu và đầu tư kinh doanh dịu áp lực lên nền kinh tế. GDP giảm 0,1%, và thâm hụt ngân sách vẫn cao ở mức 7,7% GDP. Và nợ công đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
1.2 Các ngành kinh tế trọng điểm
Ngành dịch vụ chiếm hơn 70% trong tổng giá trị GDP của Anh trong đó ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính kinh doanh là 3 ngành phát triển mạnh nhất. Bên cạnh đó ngành chế tạo máy cũng tăng nhanh từ đầu những năm 80 chủ yếu dựa vào công nghệ tiên tiến và chính sách thuế thuận lợi.
Ngành viễn thông ở Anh được coi là ngành tự do nhất ở Châu Âu do đó đã tạo ra nhiều cơ hội “béo bở” cho các nhà sản xuất thiết bị cũng như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
2. Thương mại
Thương mại của Anh đứng thứ 6 thế giới (sau Mỹ, Đức, Trung Quốc, Pháp và Nhật Bản) với xuất khẩu 405 tỉ USD và nhập khẩu đạt 546 tỉ USD (2011). Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (xuất khẩu chiếm khoảng 20% GDP); thị trường chủ yếu là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu và 52% tổng nhập khẩu của Anh, sau đó đến
Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Anh tính theo đầu người cao hơn Mỹ và Nhật. Hàng xuất chủ yếu gồm sản phẩm dịch vụ, công nghiệp chế tạo, chất đốt, hoá chất, lương thực, đồ uống, thuốc lá trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu gồm nguyên nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp chế tạo, lương thực.
Xuất khẩu của Anh năm 2011
– Kim ngạch xuất khẩu của Anh là 474,6 tỷ đô la (ước 2012). – Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Anh là hàng chế tạo, nhiên liệu, hoá chất, – thực phẩm, đồ uống, thuốc lá. – Đối tác xuất khẩu chính là : Mỹ 10,6%, Đức 11,5%, Pháp 7,4%, Hà Lan 8,9%, 6%, Ireland, Bỉ 5,1% (2012). – Kim ngạch nhập khẩu của Anh là 642,6 tỷ đô la (ước 2012). – Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Anh là: hàng chế tạo, máy móc, nhiên liệu, thực phẩm – Đối tác nhập khẩu chính của Anh là: Đức 12,5%, Mỹ 6,8%, Trung Quốc 8,1%, Hà Lan 7,3%, Pháp 5,3%, Bỉ 4,4%, (2012).
Bảng xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây
Đơn vị tính: tỷ USD
3. Đầu tư
Anh đứng thứ 5 thế giới về đầu tư ra nước ngoài, đồng thời là nước nhận đầu tư lớn thứ hai sau Mỹ (2006). Mức tăng trưởng GDP giảm trong thời kỳ 2001-2003 do sự suy giảm toàn cầu, giá trị đồng bảng cao và sự bùng nổ bong bóng của kinh tế mới trong sản xuất và xuất khẩu. Sản lượng được phục hồi năm 2004, lên 3,2%. Anh được coi là một trong
những nền kinh tế mạnh nhất châu Âu; tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Hoạt động kinh tế tương đối tốt làm phức tạp thêm cho tiến trình của chính phủ Blair để Anh gia nhập Khối tiền tệ và kinh tế chung Châu Âu (EMU). Các số liệu cho thấy kinh tế nước này đang tiến triển tốt ngoài khu vực EMU, và các cuộc trưng cầu ý dân tiếp tục cho thấy phần lớn người Anh vẫn phản đối đồng Euro. Sau khi tiếp quản vị trí của chính quyền Tony Blair, chính quyền của thủ tướng Brown đang đẩy nhanh sự cải thiện giáo dục, các dịch vụ y tế và nhà ở bằng cách đánh thuế cao hơn và một chính sách thâm hụt công cộng mở rộng. Mặt khác, ông cũng theo đuổi chính sách giữ Anh độc lập với khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Năm 2011, Anh nằm trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Tổng đầu tư của Anh năm 2011 là khoảng 300 tỉ USD (14% GDP); đứng thứ 5 thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chiếm khoảng 6,5% tổng đẩu tư của thế giới và đứng thứ 2 thế giới về nhận đầu tư nước ngoài, chiếm 11,5% tổng đầu tư thế giới.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Anh”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 2013) (Còn tiếp)