Bạn đang theo dõi phần 4 của loạt bài “Hồ sơ thị trường Anh năm 2013”, để theo dõi phần 3, vui lòng nhấn vào đây.
4. Cơ sở hạ tầng kinh tế
Thông tin liên lạc – Số đường điện thoại chính đang sử dụng: 33,23 triệu (2011) – Số đơn vị điện thoại di động: 81,612 triệu (2012) – Hệ thống điện thoại: hệ thống quốc tế và nội địa được sử dụng kỹ thuật tiên tiến – Nội địa: tỷ lệ sử dụng bằng nhau giữa dây cáp ngầm, sóng radio và các hệ thống cáp quang – Các tần số sóng radio: AM 219, FM 431, sóng ngắn 3 (1998) – Mã Internet quốc gia: .uk – Số người sử dụng Internet: 51,444 triệu người (2009). – Máy chủ Internet: 8.107.000 (2012)
Hệ thống giao thông Sân bay: 462 (2012) Sân bay có bãi đáp được lát: – Tổng số: 272 – Bãi đáp hơn 3.947m: 7 sân bay – Từ 2.438m đến 3.047m: 31sân bay – Từ 1.524m đến 2.437m: 93 sân bay – Từ 914m đến 1.523m: 76 sân bay – Dưới 914m: 65 sân bay
Sân bay Heathrow tại Luân Đôn
Sân bay có bãi đáp không được lát: – Tổng số 190 – Bãi đáp từ 1.524m đến 2.437m:2 sân bay – Từ 914m đến 1 523m: 25 sân bay – Dưới 914m: 163 sân bay Nơi đáp trực thăng: 9
Đường sắt: 16.454 km. Đường sắt khổ rộng: 303 km khổ 1,6m (ở Bắc Ireland). Đường sắt tiêu chuẩn: 16 151km khổ 1,435m (với 5.248 đường ray điện) (2008)
Đường bộ: 394.428 km (bao gồm 3.519 km đường cao tốc) (2009)
Đường thuỷ: 3.200 km (hầu hết hàng hoá được chuyên chở trên sông Rhine; Kênh đào Main-Danube nối biển Bắc với biển Đen) (620km dùng cho thương mại) (2003).
Đường ống: chất lỏng 502 km, khí ga 22,603 km, dầu khí hoá lỏng 59 km, dầu mỏ 5.256 km; dầu mỏ/ ga/ nước 175 km; các sản phẩm tinh lọc 4.919 km, đường nước 255km (2013)
Cảng và hải cảng: Dover, Felixstowe, Immingham, Liverpool, London, Southampton, Teesport (England); Forth Ports (Scotland); Milford Haven (Wales).
Tàu buôn
Tổng cộng: 504 tàu (trọng tải trên 1.000GRT)
Theo loại: tàu lớn 33, tàu chở hàng 76, chuyên chở 4, tàu chở thùng hoá chất 58, tàu container 178, ga hoá lỏng 6, chở khách 7, chở khách/hàng 66, thùng dầu 18, hàng đông lạnh 2, roll on/ roll off 31, chở xe 25.
Sở hữu nước ngoài: 308(Algeria 15, Antigua and Barbuda 1, Argentina 2, Australia 5, Bahamas 18, Barbados 6, Belgium 2, Belize 4, Bermuda 14, Bolivia 1, Brunei 2, Cambodia 1, Cape Verde 1, Cayman Islands 2, Comoros 1, Cook Islands 2, Cyprus 7, Georgia 5, Gibraltar 6, Greece 6, Honduras 1, Hong Kong 33, Indonesia 2, Italy 2, Liberia 22, Liberia 32, Luxembourg 5, Malta 21, Marshall Islands 12, Marshall Islands 3, Moldova 3, Nigeria 2, NZ 1, Panama 37, Panama 5, Saint Kitts and Nevis 1, Saint Vincent and the Grenadines 6, Sierra Leone 1, Singapore 6, Thailand 6, Tonga 1, US 4, unknown 1) (2010)
5. Các chỉ số kinh tế, thương mại và đầu tư cơ bản
– GDP (ngang giá sức mua): 2,375 nghìn tỷ đô la (ước 2012). – GDP (theo tỷ giá chính thức): 2,441 nghìn tỷ đô la (ước 2012). – GDP (tỷ lệ tăng trưởng thực tế): 0,2% (ước 2012) – GDP (trên đầu người): ngang giá sức mua: 37.500đô la (ước 2012) – GDP – phân bổ theo ngành: + Nông nghiệp: 0,7% + Công nghiệp: 21% + Dịch vụ: 78,3% (ước 2012)
– Lực lượng lao động: 32,07 triệu (ước 2012) – Lực lượng lao động – theo ngành: nông nghiệp 1,4%; công nghiệp 18,2%; dịch vụ 80,4%(ước 2006) – Tỷ lệ thất nghiệp: 8% (ước 2012) – Tỷ lệ dưới mức đói nghèo: 14% (ước 2006)
Thu nhập hộ gia đình hay tiêu dùng tính theo tỷ lệ %: – 10% thấp nhất: 2,1% – 10% cao nhất: 28,5%.
Hệ số Gini: 40 (2008-2009) Tỷ lệ lạm phát (giá cả tiêu dùng): 2,8% (ước 2012); 4,5% (tính đến hết tháng 2011). Đầu tư: 14,2% GDP (dự báo 2012)
Ngân sách – Doanh thu: 986,1 tỷ đô la – Chi phí: 1,186 nghìn tỷ đô la (ước 2012) – Nợ quốc gia: 90% GDP (ước 2012)
Tình hình thiếu hụt và thặng dư ngân sách của Anh qua các năm
Các sản phẩm nông nghiệp: ngũ cốc, hạt có dầu, khoai tây, rau, gia súc, cừu, gia cầm, cá.
Các ngành công nghiệp: công cụ máy, thiết bị điện, thiết bị tự động, thiết bị đường ray, đóng tàu, máy bay, xe gắn máy và linh kiện, thiết bị điện tử và thông tin liên lạc, kim loại, hoá chất, than đá, dầu khí, giấy và sản phẩm giấy, chế biến thực phẩm, dệt may, vải vóc, và các mặt hàng tiêu dùng khác
Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp: -2,5% (ước 2012)
Hàng xuất khẩu: hàng chế tạo, nhiên liệu, hoá chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc láĐối tác xuất khẩu: Đức 11.5%, Hoa Kỳ 10.6%, Hà Lan 8.9%, Pháp 7.4%, Ai-rơ-len 6%, Bỉ 5.1% (2012)
Kim ngạch nhập khẩu: 642,6 tỷ đôla (ước 2012)
Hàng nhập: hàng chế tạo, máy móc, nhiên liệu, thực phẩm
Đối tác nhập khẩu: Đức 12,5%, Mỹ 7%, Trung Quốc 8,2%, Hà Lan 7,1%, Pháp 5,7%, Bỉ 4,8%, Na Uy 4,7%, (2012).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Anh năm 2011
– Dự trữ vàng và ngoại hối: 105,1 tỷ đô la (ước năm 2012) – Nợ nước ngoài: 10,09 nghìn tỷ đô la (310/12/2012) – Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Anh: 1,321 nghìn tỷ đô la (31/12/2012) – Đầu tư trực tiếp từ Anh ra nước ngoài: 1,80 nghìn tỷ đô la (31/12/2012). – Tiền tệ: bảng Anh (GBP) – Năm tài chính: 6 tháng 4 – 5 tháng 4 năm sau – Tỷ giá: Bảng Anh (GBP) / USD: 0,6307 (2012), 0,6236 (2011), 0,6472 (2010)
6. Quan hệ quốc tế
Trong quá khứ, Anh là đế quốc có nhiều thuộc địa, hiện Anh vẫn là nước đứng đầu khối Thịnh vượng chung gồm 48 nước và còn nhiều ảnh hưởng đến các nước thuộc địa, phụ thuộc cũ. Anh dựa vào Mỹ và lệ thuộc Mỹ về nhiều mặt, nhất là chính trị quốc tế. Anh là thành viên quan trọng trong khối NATO, thành viên trong EU. Anh có quan hệ ngoại
giao với 165 nước. Vị trí của Anh là “cường quốc thương mại và nằm giữa hệ thống các liên minh như Liên hiệp châu Âu, NATO, LHQ, Khối Thịnh vương chung và G8, đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ với hai bờ Đại tây dương nhằm xây dựng một châu Âu ổn định hơn, an toàn hơn. Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Iraq mà liên quân
do Mỹ đứng đầu tiến hành, Anh là một thành viên tham gia tích cực trong liên quân ngay từ đầu. Tuy nhiên, sự hoài nghi về tính hiệu quả và bản chất của cuộc chiến đã khiến cho chính quyền của cựu thủ tướng Tony Blair mất đi nhiều sự ủng hộ trong dân chúng.
Người dân Anh hy vọng, thủ tướng kế nhiệm Gordon Brown sẽ thực hiện một chính sách đối ngoại bớt phụ thuộc vào Mỹ hơn trước, tập trung phục hồi kinh tế và cải tổ Công đảng.
Anh đang đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và châu Á. Đây là khu vực Anh có nhu cầu củng cố vai trò và vị trí của mình tại các thuộc địa cũ và các nước này còn bị ảnh hưởng nhiều về chính trị, kinh tế và văn hóa của Anh. Chuyến công du châu Á thăm hai nước Trung Quốc và Ấn Độ của thủ tướng Gordon Brown trung tuần tháng 1/2008 thể hiện quyết tâm của chính phủ nước này thiết lập ảnh hưởng của mình tới khu vực châu Á. Trong bối cảnh quan hệ Nga-Anh không còn nồng ấm và ấn tượng của cộng đồng thế giới về sự phụ thuộc của Anh vào Mỹ trong vấn đề đối ngoại, cái bắt tay với hai nước châu Á nhiều khả năng sẽ có những ảnh hưởng lớn tới không chỉ kinh tế, thương mại mà cả an ninh và sự phát triển chung của toàn cầu trong tương lai là điểm mới trong chính sách đối ngoại của Anh dưới thời của thủ tướng Gordon Brown.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Anh”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 2013)