1. Để thâm nhập thị trường Nhật Bản việc sản xuất phải được thực hiên tại công ty của chính mình và sẵn sàng xuất khẩu theo kế hoạch và chỉ dẫn của đối tác, bao gồm cả hàng hóa có nhãn hiệu. Điều này phù hợp với hình thức OEM ( Sản xuất theo đơn đặt hàng). Bạn không nên chỉ bán những sản phẩm do mình tự sản xuất ra mà phải đáp ứng được mọi qui cách của đối tác, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản.
Hình minh họa từ internet
2. Sẽ rất có hiệu quả nếu các thành viên trong cùng một ngành hàng cùng tham gia vào 1 đoàn để sang Nhật Bản tổ chức các cuộc gặp gỡ giao dịch với các công ty Nhật Bản về OEM. Một doanh nghiệp châu Á muốn xuất khẩu sang Nhật mặt hàng da sống gắn keo làm thức ăn cho chó để tăng độ cứng cho răng của chúng, gọi là mặt hàng ” Kẹo cao su da sống cho chó”. Kết quả là sau khi khảo sát, doanh nghiệp này đã bán được hàng vào Nhật, nhưng trước đây vài năm đã phải ngừng vì thị trường Nhật đã xuất hiện những loại thức ăn mới cho chó xa xỉ hơn, mặt hàng kẹo cao su nói trên không còn phù hợp với thị trường Nhật Bản nữa.
3. Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân. Tình hình đã thay đổi từ số lượng sang chất lượng. Hơn nữa, con người ta không thích những thứ giá quá cao và người Nhật cũng không phải là ngoại lê. Đây là xu hướng chung lan toả khắp thế giới. Để chiến thắng được trong cuộc cạnh tranh quốc tế, điều quan trọng là phải tăng năng suất,tăng hiệu suất và cần phải có hệ thống sản xuất giá thành thấp. Ngoài ra, bạn sẽ không thâm nhập được thị trường Nhật Bản nếu bạn không có cái của riêng mình.
4. Để thâm nhập được thị trường mới là Nhật Bản, việc giới thiệu một cách có hiêu quả các sản phẩm của mình là chìa khoá của sự thành công. Khỏi phải nói, sản phẩm vốn dĩ tự nó đã có sức hấp dẫn, và vì catalog được biết đến như là “những người bán hàng thầm lặng” nên chúng phải được làm chính xác và dễ hiểu. Ngoài catalog tiếng Anh cũng nên có cả catalog tiếng Nhật. Tốt nhật là kẹp cả bản tiếng Nhật và bản tiếng Anh.
5. Để bán hàng vào Nhật Bản, việc hoàn tất và đóng gói rất quan trọng. Đối với châu Âu mà Mỹ, người ta cho rằng chỉ cần sản phẩm tốt, không mấy ai quan tâm đến khâu hoàn tất và bao gói, nhưng điều này không đúng đối với thị trường Nhật Bản. Ví dụ, có một số người cho rằng vì không nhìn thấy đáy của hộp kim loại nên không cần thiết phải đánh bóng phần đó. Nhưng ở Nhật Bản, nếu phần đáy không được đánh bóng người ta sẽ không mua.
6. Nếu trên hộp in không đẹp hoặc đóng hàng vào những chiếc hộp có mầu đơn điệu thì chẳng ai hỏi mua. Khâu hoàn thiện mặt ngoài và bao gói có thể gọi là trang điểm cho sản phẩm. Ở Nhật Bản, mọi thứ thường được dùng như là hàng quà tặng, vì vậy nếu không trang điểm thì sẽ không bán được. Bạn phải lưu ý đến thiết kế bao bì trên vỏ hộp và nhãn hiệu. Trong nhiều trường hợp, bao gói đẹp hay xấu quyết định việc hàng bán chạy hay không.
7. Ở Nhật Bản, quan hệ con người rất được coi trong ngay cả trong kinh doanh. Có rất nhiều câu chuyện kể rằng công việc kinh doanh đang xuôi chèo mát mái nhưng khi có sự thay đổi người làm thì lại bị trục trặc.Thậm chí có trường hợp quan hệ làm ăn tốt suốt trong thời gian dài nhưng có thể vẫn bị bị trục trặc do người làm trực tiếp bị cấp trên ép buộc phải thay bằng người khác.
8. Để tránh tình trạng này, bạn nên xem xét người phần hành mới và người giám sát mới, giải thích đầy đủ mọi chi tiết của công viêc kinh doanh, toàn bộ quá trình, những đặc điểm của sản phẩm, mục đích của việc đàm phán và tính kế thừa. Điều quan trọng là không nên bỏ lửng việc kinh doanh, cần phải duy trì việc trao đổi và bán hàng một cách tích cực.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Nhật Bản”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 02/2009)