Đơn giản hay cầu kỳ? Định nghĩa thiết kế tối giản tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Thế nhưng, cụm từ Minimalism “chủ nghĩa tối giản” là một khái niệm trừu tượng hơn những gì mọi người thường liên tưởng đến.
Đi sâu vào giả thuyết “Less is more” (tạm dịch là “Càng ít thì càng nhiều”) của KTS Mies Van de Rohe, tối giản hóa không chỉ là một chiếc hộp rỗng màu trắng hoặc một thiết kế không gian tĩnh lặng mà chính là một mô hình giảm bớt các chi tiết xuống mức tối thiểu, nhưng lại là điểm nhấn tạo nên sự sắc sảo.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Thiết kế nội thất tối giản xuất hiện vào những năm 1960 và 1970, thuộc thế kỷ 20 và dần dần được mở rộng, sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, từ ô tô, đồ điện tử, đến thiết kế nội thất và kiến trúc. Xu hướng này về sau càng được phổ biến, thể hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống.
Cầu nối giữa không gian và đồ nội thất
Một trong những người tiên phong cho chủ nghĩa tối giản là Mies van der Rohe – Nhà bác học và kiến trúc sư người Đức, với câu nói nổi tiếng “Less is more”. Từ kính, thép và một không gian mở, ông đã tạo cho riêng ông một tầm nhìn hiện đại vượt xa nhân loại. Ông kết hợp những khối hộp chữ nhật hài hòa cùng đường nét đơn giản tạo nên quy chuẩn trong nghệ thuật.
Theo đó, những yếu tố thiết kế không gian theo lối đơn giản nhất, nhỏ gọn nhất lại là chìa khóa trong phong cách tối giản.
Loại bỏ sự lộn xộn và các vật thể ngoại lai cũng là một đặc trưng của thiết kế nội thất tối giản. Sự đơn giản này cho phép tập trung vào mục đích và chức năng của căn phòng, và vẻ đẹp của nội thất đã qua sàng lọc cẩn thận. Tương tự như vậy, giữ cho sự kết hợp màu sắc ở mức tối thiểu sẽ giúp sắc tố không gian được cân bằng, hài hòa hơn.
Tại sao Minimalisism đang trở thành xu hướng
Phong cách tối giản không chỉ đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên, một không gian rộng rãi, thoáng đãng sẽ đem lại niềm vui và sức khỏe cho con người.
Một lợi ích rõ ràng khác. Đồ nội thất được sắp xếp hợp lý sẽ cho bạn nhiều không gian hơn, ngay cả khi diện tích căn phòng rất nhỏ. Thêm vào đó, những tông màu tĩnh góp phần giúp căn phòng đó sáng sủa và bớt lộn xộn hơn. Nhờ đó, ví tiền của bạn sẽ được tiết kiệm.
Vậy làm thế nào để áp dụng?
Ngay cả khi bạn là một người theo phong cách truyền thống và yêu thích những đường cong, kiểu cách, bạn vẫn có thể áp dụng một vài nguyên lý của chủ nghĩa tối giản để căn nhà được tươi tắn và đầy sức sống. Sau đây sẽ là một số gợi ý dành cho bạn:
Chọn lọc đồ nội thất
Bạn cần đem lại trật tự mới cho căn nhà bằng cách loại bỏ bớt một vài đồ nội thất. Nếu có một chiếc ghế sofa dài quanh năm chỉ ở một góc không ai sử dụng thì hãy cân nhắc bỏ nó đi. Chiếc bàn cà phê của bạn có kích thước lớn quá mức cần thiết? Hãy thử thay thế nó bằng một cái nhỏ hơn.
Tối giản màu sắc
Hãy quan sát tổng thể căn phòng, bao gồm phụ kiện, các bức tranh nghệ thuật, thảm, rèm cửa và thậm chí cả đồ nội thất, có bao nhiêu màu sắc hiện tại? Đơn giản hóa bảng màu bằng cách loại bỏ các màu ngoại lai, chỉ giữ lại hai hoặc ba gam màu chính. Sau đó sắp xếp chúng theo từng cặp với nhau: ví dụ, đặt gối len màu xám trên nền ghế sofa màu xám. Và nếu bạn đã có một căn phòng trung tính, hãy thêm một màu sắc khác để nó có thể trở thành tiêu điểm trong khung hình.
Tập trung vào chức năng
Điểm nhấn của một căn phòng thường phụ thuộc vào nội thất và phụ kiện bên trong, nhưng cũng có thể phản tác dụng nếu quá nhiều thứ được chăm chút, vì người xem sẽ bị phân tâm khỏi điểm quan trọng khác của căn phòng. Vì vậy, chỉ cần một chút khéo léo trong khâu trang trí, ví dụ phía trên khu vực bàn ăn trống, bạn chỉ cần thêm một chiếc đèn treo cố định hoặc cân nhắc một số sản phẩm nội thất với màu sắc ấn tượng, bắt mắt khác.
Không gian tối giản được biết đến bởi sự hài hòa của thiết kế cùng với nét giản dị và tinh tế trong không gian. “Cái đẹp của phong cách, sự hài hòa, sự duyên dáng phụ thuộc vào sự đơn giản.” Thế nên, hãy tối giản để tinh tế.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Trang trí nội thất”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Freshome)