Một số gợi ý giúp bạn thâm nhập thị trường Nhật (Phần 4)

Tháng bảy 18 03:55 2018

Bạn đang theo dõi phần 4 của loạt bài “Một số gợi ý giúp bạn thâm nhập thị trường Nhật ”, để theo dõi phần 3 vui lòng nhấn vào đây.

1. Một trong những gợi ý của chúng tôi là kinh doanh với người Nhật bắt đầu từ việc trao đổi danh thiếp. Bạn phải chuẩn bị nhiều danh thiếp. Nếu bạn không cầm danh thiếp theo người sẽ bị coi là thiếu lịch . Cần nói thêm là bạn phải trao cho đối tác tấm danh thiếp có đầy đủ thông tin chính xác. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp gửi thư hoặc mẫu hàng theo tên công ty và địa chỉ ghi trên danh thiếp nhưng bị trả lại với lý do “không rõ địa chỉ”. Hoặc có khi tên và địa chỉ của một công ty khác in trên danh thiếp. Bạn phải đảm bảo đưa đúng danh thiếp của bạn cho đối tác.

Hình minh họa từ internet

Nếu bạn kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau hãy chọn và đưa danh thiếp phù hợp nhất với đối tượng của mình. Có người dùng nhiều loại danh thiếp cùng một lúc và khoe ” Tôi làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau”, nhưng điều này chỉ làm rối trí đối tác kinh doanh tương lai của bạn. Chỉ nên chọn một danh thiếp phù hợp nhất để đưa cho người đó. Không nên sử dụng danh thiếp đã cũ, phải chắc chắn rằng danh thiếp ghi những thông tin mới nhất.

2. Khi đối tác Nhật Bản yêu cầu gửi mẫu, có công ty lại gửi mẫu đó kèm thêm một số mẫu khác không được yêu cầu để tranh thủ tìm kiếm cơ hội bán hàng. Dù đây là sự chủ động của bạn trong kinh doanh nhưng trước tiên cần phải làm mẫu được đối tác yêu cầu theo đúng qui cách của họ đề ra. Trong nhiều trường hợp, các mẫu không được chỉ định cũng làm không phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Vì vậy để tránh sự nỗ lực vô ích và  tốn kém trong việc làm mẫu, bạn chỉ nên tập trung làm mẫu theo đúng qui cách của đối tác.

Cũng không nên bỏ qua khâu làm mẫu mà chỉ mô tả sản phẩm thực tế là “Tôi sẽ cải tiến chỗ này như thế này hoặc như thế kia”, hoặc là ” sản phẩm thực sẽ được làm như thế này hoặc như thế nọ” để thuyết phục khách hàng Nhật Bản, người rất nóng lòng được biết chính xác điều gì họ có thể mong chờ vào nhà cung cấp tiềm năng. Trong nhiều trường hợp các công ty Nhật không đặt hàng trước khi họ kiểm tra mẫu chính xác. Để khỏi lãng phí thời gian và tiền bạc, tốt nhất là nhà kinh doanh phải làm mẫu đáp ứng đúng yêu cầu.

3. Khi một người nào đó được giới thiệu cho bạn, bạn nện giữ quan hệ với người ấy. Trong nhiều trường hợp người ta chẳng hề liên hệ gì thậm chí cả khi chính họ đề nghị giới thiệu người cho mình. Bạn nên hiểu rằng người mà bạn nhờ ấy đã rất tốt bụng, không quản thời gian bận rộn để tìm người phù hợp cho bạn, bởi họ tin rằng đó là việc gấp. Để tỏ lòng cám ơn, bạn nên liên hệ với người đã được giới thiệu ngay khi có thông tin liên lạc của họ. Nếu không phải là việc gấp, bạn nên chờ cho đến khi nào thực sự cần thiết thì hãy nhờ giới thiệu giúp người cho mình.

Ví dụ, có một nữ thương gia nước ngoài đến thăm Nhật Bản và nói tôi cần mua cái này, tôi cần mua cái kia để mang về nước. Tôi đã lấy cuộc hẹn cho bà ta đến làm việc với nhà sản xuất và dặn bà ấy đến gặp ông A. Bà ấy đã rời khách sạn để đến gặp ông A nhưng một lúc sau ông A gọi cho tôi nói rằng vẫn chưa thấy bà ấy tới. Tôi trả lời là bà ấy đang trên đường đến, ông gắng chờ thêm một tý. Một tiếng sau ông A không thể kiên nhẫn được, lại gọi cho tôi nói là vẫn không thấy bà ấy đâu và ông ấy phải đi làm việc khác không thể chờ lâu hơn được. Không còn cách nào khác tôi đành phải nói “Tôi không thể giúp gì hơn được, thôi ông đi làm việc của ông đi”.

Ngày hôm sau tôi hỏi bà ấy chuyện gì đã sảy ra, bà ấy trả lời là trên đường đi bà đã tìm được cái mà bà muốn vì vậy không cần gặp ông A nữa. Tôi hỏi thế bà có gọi điện báo cho ông A là bà không đến không thì bà trả lời là “Không” . Tôi vô cùng sửng sốt trước thái độ vô trách nhiệm đó của bà, và chính tôi đã phải gọi điện khẩn cầu ông A thứ lỗi cho mình.

Bạn không nên lỡ hẹn. Văn hoá của người Nhật là nếu  không muốn gặp người ta thì ít nhất bạn cũng phải gọi điện báo cho họ biết bạn không đến được vì lý do không thể tránh được.

4. Nếu bạn muốn bán hàng vào thị trường Nhật Bản mà loại hàng đó cần phải bảo dưỡng,  sửa chữa hoặc tu chỉnh thì chìa khoá cho sự thành công chính là mạng lưới dịch vụ sau bán hàng. Bạn nên tư vấn cho đối tác Nhật Bản xây dựng mạng lưới dịch vụ này cho thật tốt. Sở dĩ các sản phẩm công nghiệp của Nhật bản thông dụng ở thị trường nước ngoài là vì có dịch vụ chăm sóc khách hàng rất chu đáo. Khi đã có mạng lưới đó bạn nên hoàn thành tốt trách nhiệm cung cấp dịch vụ sau bán hàng .

5. Như đã nói ở trên, thị trường Nhật Bản luôn luôn chuyển động, không bao giờ ngừng. Khi kinh doanh với các công ty Nhật bạn cần phải dự báo được cơ hội của thị trường trước khi hành động. Ví dụ, sự chuyển đổi sang xã hội của công nghệ thông tin sẽ thay đổi cách thức làm việc của con người, một số lượng lớn nhân viên  sẽ ngồi nhà làm việc thay vì phải đến công sở hàng ngày.

Điều này có tác động lớn đến các nhà sản xuất hàng may mặc ở chỗ thị trường quần áo công sở cho nam giới sẽ thu hẹp, nhưng nhu cầu về quần áo mặc ở nhà sẽ tăng lên. Bạn đủ thông minh để dự báo những thay đổi trong tương lai trước khi bắt đầu kinh doanh.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Nhật Bản”, vui lòng nhấn vào đây]

 (Theo Vietrade – 02/2009)

Bình luận hay chia sẻ thông tin