Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80, dưới thời Thủ tướng M.Thatcher, Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Hiện Anh là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới (thứ 2 trong EU, sau Đức) với GDP năm 2010 đạt 2.247 tỷ USD, năm 2011 đạt 2.253 tỷ USD (tính theo PPP), GDP trên đầu người (tính theo PPP) năm 2010 đạt 36.120 USD và năm 2011 là 39.459 USD. Anh nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hoá nhất thế giới, với chính sách tự do thương mại, chống bảo hộ.
Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Tuy nhiên quan hệ hai nước chỉ thực sự phát triển tốt từ giữa thập kỷ 90. Hợp tác đầu tiên giữa hai nước là nhằm giải quyết vấn đề hồi hương người Việt Nam ra đi bất hợp pháp trong các trại tị nạn ở Hồng Kông. Hiện nay quan hệ Việt Nam và Anh có thể nói đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng… Anh đã ký với Việt Nam hầu hết các hiệp định kinh tế khung; trở thành một trong những nhà tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam; ủng hộ Việt nam tăng cường quan hệ với EU.
Anh đã tăng đáng kể mức tài trợ cho Việt Nam và hiện nay Anh là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam trong EU: viện trợ của Anh giai đoạn 2002-04 tăng từ 20 triệu bảng Anh (35 triệu USD) năm 2002 lên tới 40,5 triệu bảng Anh (60 triệu USD) năm 2004. Trong chuyến thăm Anh của Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm 2004, Anh cam kết tăng mức viện trợ cho Việt Nam lên 55 triệu bảng Anh năm 2005 (90 triệu USD). Ngoài ra Anh cam kết thay Việt Nam trả nợ Ngân hàng thế giới 100 triệu USD (bằng 10% tổng nợ của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015).
Quan hệ thương mại
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có những tăng trưởng không ngừng trong các năm vừa qua. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều chỉ khiêm tốn ở mức 1,15 tỷ USD, nhưng đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt mức xấp xỉ 2 tỷ USD và đã vượt mức 3,5 tỷ USD trong năm 2012. Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên mức 4 tỷ USD vào năm 2013, quan hệ thương mại Việt Nam – Anh càng thể hiện vai trò và mức độ quan trọng sau khi hai nước đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược.
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Đ/v: triệu USD
(Nguồn: Hải quan Việt Nam)
– Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh: hải sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo, cao su, túi xách, ví, vali, mũ & ô dù, sản phẩm mây tre, cói thảm, sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép, thiếc, máy vi tính và linh kiện điện tử.
Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh
– Các sản phẩm chính của Anh xuất khẩu sang Việt Nam: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, hoá chất và các sản phẩm hoá chất, tân dược, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, vải, sắt thép, máy móc thiết bị, các sản phẩm từ sắt thép.
Các sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam từ Anh
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Anh”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 06/2013)