Quan hệ Ngoại giao – Chính trị giữa Australia và Việt Nam

Tháng bảy 18 03:55 2018

Ngày 26/2/1973 Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 11/1994, Australia lập Tổng lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ nắm quyền từ năm 1983 đến tháng 3/96 Công Đảng nắm quyền, coi trọng chính sách phát triển quan hệ với ta, chủ trương từng bước cải thiện quan hệ với ta, góp phần triển khai chính sách hoà nhập Châu Á. Từ khi Chính phủ Liên đảng Tự do – Quốc gia lên nắm quyền (tháng 3/1996), quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Hình minh họa từ internet

1. Trao đổi đoàn cấp cao

Phía ta thăm Australia: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm năm 1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1995; TBT Nông Đức Mạnh (bấy giờ là Chủ tịch QH) thăm tháng 3/98; Thủ tướng Phan Văn Khải thăm đầu tháng 4/1999, và nhiều đoàn cấp Bộ/thứ trưởng thăm Ô-xtrây-lia; Phía Australia thăm ta: Thủ tướng Paul Keatting (Lãnh đạo Công Đảng bấy giờ) thăm năm 1994; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương Mại Tom Fisher thăm năm 1996; Ngoại trưởng Downer đã 6 lần thăm (lần gần đây nhất vào tháng 7/03) và nhiều đoàn cấp Bộ/thứ trưởng khác. Ngoài ra, Lãnh đạo một số tiểu bang (Queensland, New South Wales)… thăm ta. 10/2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Ôxtrâylia. Tháng 9/2009 là chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xtrây-li-a Ke-vin Rát (Kevin Rudd) đã có chuyến thăm làm việc tới Việt Nam ngày 13/4/2011. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân, Toàn quyền Ô-xtrây-li-a Quin-tin Brai-xơ (Quentin Bryce) và Phu quân đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 08 – 14/5/2011.

Những năm gần đây, quan hệ hai nước phát triển sang lĩnh vực an ninh quốc phòng. Tháng 2/1999, Ô-xtrây-lia mở phòng Tuỳ viên quân sự tại Hà Nội và đầu năm 2000, ta cũng đã cử Tuỳ viên quân sự tại Canberra. Quan hệ quốc phòng cũng dần được mở rộng: Tư lệnh Lục quân Trung tướng Cosgrove thăm ta và Thượng tướng Phùng Quang Thanh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ta thăm Ô-xtrây-lia (năm 2003); Năm 2009, Việt Nam và Ôxtrâylia đã có Thỏa thuận Đối tác Toàn diện bao gồm các lĩnh vực hợp tác về mậu dịch, hỗ trợ phát triển, an ninh và quốc phòng. Tháng 10/2010 Bộ trưởng quốc phòng Ôxtrâylia, Stephen Smith và người tương nhiệm Việt Nam, Phùng Quang Thanh, ký biên bản ghi nhớ về những hoạt động tập trận và huấn luyện quân sự chung được tăng cường trong tương lai.

2. Các hiệp định đã ký kết

Một số Hiệp định quan trọng: HĐ Thương mại và Hợp tác kinh tế – 14/6/1990; HĐ Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau – 5/3/1991; HĐ Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập -13/4/1992, đã được bổ sung, sửa đổi – 22/11/1996; HĐ bổ sung giữa 2 C/P về cung cấp hàng hóa – 20/7/1993; HĐ về Dịch vụ Hàng không -31/7/1995; HĐ Lãnh sự – 29/7/2003; HĐ chuyển giao người bị kết án phạt tù -13/10/2008.

Một số Thoả thuận và Bản ghi nhớ quan trọng: Hợp tác Khoa học và Công nghệ (9/1992), Hợp tác Phát triển (5/1993), Hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (9/1995), Trợ giúp lĩnh vực Pháp luật (02/1997), Hợp tác về Môi trường (1997), Hợp tác Thể thao (1999), Hợp tác về vấn đề nhập cư (2001), Hợp tác về các Dịch vụ Xã hội (2002), Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (3/2006), Hợp tác về Giao thông vận tải (3/2007), Hợp tác về giáo dục đào tạo (2/2008), Thỏa thuận đối tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hạ viện Ô-xtrây-li-a (3/2008), Hợp tác trao đổi thông tin xuất nhập cảnh (13/1/2009), Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan cảnh sát liên bang Ôxtrâylia trong lĩnh vực đấu tranhchống tội phạm xuyên quốc gia và thúc đẩy hợp tác cảnh sát (8/2009), Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và Tòa án liên bang Ô-xtrây-li-a (8/9/2009), Bản ghi nhớ thành lập trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia tại TP.HCM (13/11/2009).

[Để xem các tin bài khác về chủ đề “Thị trường Australia”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo VCCI – 2013)

Bình luận hay chia sẻ thông tin