Bạn đang theo dõi phần 2 của loạt bài “Tình hình sản xuất mặt hàng nội thất trang trí gốm sứ tại EU”, để theo dõi phần 1 vui lòng nhấn vào đây.
Xu hướng chung trong ngành sản xuất
+ Một xu hướng quan trọng trong ngành sản xuất đồ gốm và phụ kiện trang trí nội thất là sự nổi lên của các sản phẩm văn hóa truyền thống. Sản phẩm văn hóa truyền thống mang những nét đặc trưng riêng của Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Mặc dù vậy, trong vài năm trở lại đây các nhà sản xuất Trung Quốc đã sao chép các sản phẩm văn hóa truyền thống và bán lại như là các sản phẩm có nguồn gốc từ Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc sản xuất ở Châu Âu nói chung và ở các nước đang phát triển nói riêng.
+ Bên cạnh đó, mặt hàng văn hóa truyền thống đã có một bước đi mới. Các nhà thiết kế hàng đầu thế giới đang tìm kiếm nguồn cảm hứng mới kết hợp sử dụng các kĩ thuật truyền thống. Họ cũng cho thêm những nét hiện đại phù hợp vào sản phẩm của mình. Những nhà cung cấp ở các nước đang phát triển có thể đáp ứng được yêu cầu này bằng cách khơi dậy trí tò mò của khách hàng đối với nền văn hóa riêng biệt của họ. Sản phẩm thủ công cũng có liên quan đến xu hướng này và chúng có thể làm tăng giá trị của mặt hàng gốm và phụ kiện trang trí nội thất.
+ Xu hướng thuê gia công ngoài ở các nước đang phát triển sẽ tiếp tục phát triển. Xét theo nhiều khía cạnh thì đây là một xu hướng toàn cầu vì thuê ngoài sẽ giúp (1) tiết kiệm thời gian, các nước đang phát triển chỉ tập trung vào khâu hoàn thiện sản phẩm – thiết kế và dán nhãn; (2) tổng quát: Các nước thế giới thứ ba (Châu Phi) sẽ cung cấp nguyên liệu thô cho các nước thế giới thứ hai (Châu Á) gia công và làm ra những sản phẩm chưa hoàn thiện và rồi các nước thế giới thứ nhất (Châu Âu) sẽ thêm những giá trị đích thực để hoàn chỉnh những sản phẩm đó. Xu hướng này cũng có ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất ở các nước Châu Âu.
+ Ở thị trường bình dân thì sản phẩm thành công hay không đều do giá cả quyết định còn ở thị trường cao cấp thì lại do chất lượng quyết định. Mặc dù vậy, ở thị trường trung cấp thì không dễ để có thể tạo ra khác biệt giữa các sản phẩm. Tuy vậy theo Euromonitor, phân đoạn thị trường này sẽ là có rất nhiều cơ hội trong tương lai vì hai phân đoạn thị trường còn lại đã có quá nhiều nhà cung cấp. Và xu hướng này sẽ giúp cho hoạt động sản xuất ở Châu Âu sôi nổi trở lại.
Cơ hội và thách thức
+ Mặc dù kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng, nhưng việc vạch rõ hướng đi của doanh nghiệp trong ngành sản xuất đồ gốm và phụ kiện trang trí nội thất và chuẩn bị sẵn sàng để xuất khẩu khi kinh tế thế giới phục hồi là những biện pháp rất hữu hiệu. Khi đó bạn có thể làm ăn lại với những khách hàng cũ. Hiện tại người dân đang trì hoãn việc mua các mặt hàng có giá trị lớn như đồ nội thất nhưng khi họ có khả năng tài chính trở lại thì họ sẽ lại thường xuyên đi mua sắm và có thể sẽ mua nhiều đồ gốm và phụ kiện trang trí nội thất hơn.
+ Xu hướng thuê nhân công ngoài ở phân đoạn thị trường bình dân và cao cấp sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, do yêu cầu cao về tính lành nghề và văn hóa nên phần lớn các nhà sản xuất ở phân đoạn thị trường cao cấp đang tiếp tục phải tìm kiếm những địa điểm gia công có chất lượng và dịch vụ tốt để thuê ngoài, phần lớn là những địa điểm gần nước của mình như Makkum.
+ Ở Tây Ban Nha, việc số lượng dân nhập cư ngày càng tăng có thể làm cho doanh thu của một số mặt hàng tăng lên. Các sản phẩm văn hóa truyền thống cũng có thể bị xu hướng này chi phối vì thế các nước đang phát triển sẽ có cơ hội giới thiệu về văn hóa của họ
+ Ở Đức, xu hướng sử dụng các dụng cụ nấu ăn và thiết kế nhà bằng đồ gốm và các phụ kiện trang trí nước ngoài có thể tạo ra nhiều cơ hội cho các công ti nhỏ hoặc những công ty có khả năng chiếm lĩnh những phân đoạn thị trường ngách (như sản phẩm lọ đựng hoa quả).
+ Ở Pháp, thị trường đồ gốm và phụ kiện trang trí nội thất đã bão hòa nhưng không phải vì thế mà ngành công nghiệp này tại Pháp chịu rút lui. Theo như một số tổ chức thương mại nếu các thiết kế thú vị và hàm chứa nhiều ý nghĩa được giới thiệu tại thị trường Pháp thì những sản phẩm này có thể thu hút khách hàng đến mua thường xuyên hơn.
+ Kế hoạch chung của nhiều nhà sản xuất tại Anh là chuyển một số công đoạn sản xuất sang các nước đang phát triển có chi phí thấp. Thị trường lớn nhất tại nước này là phân đoạn thị trường trung cấp và đây sẽ là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển.
+ Ở Ý, doanh thu các mặt hàng đắt tiền như đồ thủy tinh không cao sẽ khiến cho giá trị chung của toàn thị trường đồ gốm và trang trí nội thất bị tổn thất.
+ Ở Hà Lan, dường như tương lai thị trường đồ gốm và phụ kiện trang trí không được khả quan cho lắm. Thị trường này sẽ gần như không thay đổi nhưng cũng không có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng.
Một số nguồn thông tin hữu ích: + BKG Bundesverband Kunstgewerbe, Geschenkartikel und Wohndesign e.V. (Hiệp hội quốc gia về hàng quà tặng và trang trí nội thất) + Verband der Keramischen Industrie E.V. (Hiệp hội các nhà sản xuất gốm sứ Đức) http://www.keramverband.de + Confederazione Nazionale dell’Artigianato e delle Piccolae Media Impresa (Liên hiệp quốc gia về ngành hàng TCMN và doanh nghiệp vừa và nhỏ) http://www.cna.it + Vereniging GEBRA, (Mixed Branch Association), http://www.gebra.nl + Stichting Max Havelaar, (Max Havelaar Foundation, tổ chức hội chợ thương mại) http://www.maxhavelaar.nl + Hiệp hội hàng quà tặng tại Anh http://www.ga-uk.org
[Để xem các tin bài khác về Thị trường EU, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Vietrade – 02/2010)