Tình hình tiêu thụ mặt hàng sàn gỗ tại EU

Tháng bảy 18 03:55 2018

Châu Âu là thị trường tiêu thụ lớn mặt hàng sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, sàn gỗ tự nhiên được tiêu thụ nhiều hơn do giá cả rẻ hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Theo Hiệp hội ngành gỗ lót sàn của châu Âu (FEP) thì năm 2007, tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên chiếm khoảng 14% tổng tiêu thụ các loại ván sàn trong khi sàn gỗ tự nhiên chỉ chiếm 5,6%. Ngoài ra, theo Hiệp hội các nhà sản xuất sàn gỗ công nghiệp châu Âu – EPLF, sàn gỗ công nghiệp trong vòng nhiều năm trở lại đây có doanh số bán hàng ngày càng tăng mạnh.

Hình minh họa từ internet

Mặt hàng sàn gỗ tự nhiên

Từ năm 2003 đến 2007, theo số liệu của FEP, thị trường sàn gỗ tự nhiên của EU tăng với tốc độ trung bình là 10%/năm trong đó riêng năm 2007, tổng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên là 122 triệu m2.

Bảng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên giai đoạn 2003 – 2007, Đơn vị: nghìn m2

Đức là thị trường tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên nhiều nhất tại EU, tiếp theo là Tây Ban Nha, Ý và Pháp. Theo FEP, tổng tiêu thụ sản phẩm này tại Đức năm 2007 khoảng 22,6 triệu m2, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2007 là 3,8%/năm.

Lượng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên tại Tây Ban Nha năm 2007 là 19,6 triệu m2, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2007 là 7,3%/năm. Lượng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên tại Ý năm 2007 là 14,6 triệu m2 trong năm 2007, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2007 là 2,9%/năm.

Pháp là thị trường tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên lớn thứ 4 tại EU, với tổng lượng tiêu thụ năm 2007 đạt 13,6 triệu m2. Trong giai đoạn này, tốc độ tiêu thụ tại Pháp tăng khá nhanh, khoảng 11%/năm. Hà Lan là nước có lượng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên ở mức trung bình, năm 2007 chiếm khoảng 2,8% tổng tiêu thụ tại EU.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Mặc dù tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 2003-2007 nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, sức tiêu thụ mặt hàng sàn gỗ tự nhiên tại EU đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo FEP, năm 2008, lượng tiêu thụ chỉ đạt 102 triệu m2, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu giảm là do sự sụt giảm ở một số thị trường lớn truyền thống, cụ thể là do các doanh nghiệp xây dựng ngừng các đơn đặt hàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng suy giảm, từ đó tạo nên một bầu không khí tràn ngập sự bấp bênh, mất lòng tin và thờ ơ với hoạt động đầu tư. Ngoài ra, ngành hàng này còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác như: áp lực cạnh tranh từ các thị trường có chi phí thấp, chi phí nhiên liệu tăng, mối lo ngại về nguồn nguyên vật liệu thô và giá cả, chính sách hạn chế và thắt chặt cho vay của ngân hàng và nguy cơ đồng euro lên giá.

Tình trạng nhu cầu suy giảm hiện tại chỉ là dấu hiệu cho thấy sự quay vòng trở lại trong chu kỳ tăng dần của thị trường ván sàn EU bắt đầu từ giữa những năm 80. Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO), năm 2009 là năm bắt đầu của quá trình tăng trưởng chậm đối với ngành hàng ván sàn EU. Mặc dù bối cảnh chung của ngành là suy giảm nhưng một số phân đoạn thị trường vẫn có xu hướng tăng trưởng. Trong những năm tới, tiêu thụ tổng quan của các nước khu vực Trung và Đông Âu sẽ có thể tăng nhẹ nhờ những cải tiến và cơ cấu lại của ngành.

Phát triển bền vững

FSC là chứng chỉ rừng quan trọng nhất, đảm bảo rằng đồ nội thất được làm từ nguồn nguyên liệu bền vững, nguyên liệu có lợi cho môi trường. Người tiêu dùng một số nước như Hà Lan, Anh, Bỉ và Scandinavia rất thích các sản phẩm được gắn nhãn mác này và coi đây là một yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Ngược lại, người tiêu dùng ở các nước Nam Âu lại chưa nhận thức nhiều về tầm quan trọng của nhãn mác này.

Hiện nay, nhu cầu về hàng sàn gỗ tự nhiên có chứng chỉ FSC ngày càng nhiều và vượt xa khả năng cung cấp của nhà sản xuất. Các biện pháp do Ủy ban châu Âu ban hành nhằm ngăn chặn các nguồn cung cấp gỗ bất hợp pháp, cũng như những đề xuất về mua sắm công vì lợi ích môi trường cũng có thể khiến cho nhu cầu đối với sản phẩm gỗ được chứng nhận ngày càng tăng.

[Để xem các tin bài khác về Thị trường EU, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Vietrade – 01/2009)

Bình luận hay chia sẻ thông tin