Trong những năm qua, hạ tầng kỹ thuật khu vực Nam Sài Gòn liên tục được đầu tư quy mô lớn giúp ngành bất động sản tại đây phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2016 – 2020, TPHCM tiếp tục định hướng phát triển về hướng Nam nên hạ tầng tại đây lại được đầu tư nhiều hơn.
“Cú hích” hạ tầng
Nói đến khu Nam Sài Gòn là người ta nhắc ngay đến “kỳ tích” xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Mà để có Phú Mỹ Hưng hiện đại hiện nay phải kể đến “cú hích” từ tuyến đường huyết mạch Nguyễn Văn Linh chạy xuyên suốt khu Nam. Chính vì có đường Nguyễn Văn Linh mà Phú Mỹ Hưng trở nên gần hơn với cư dân sống ở trung tâm TPHCM, những dự án nhà ở tại đây mới trở nên hấp dẫn với người Sài Gòn.
Không chỉ có khu đô thị Phú Mỹ Hưng hưởng lợi từ tuyến đường Nguyễn Văn Linh mà còn có hàng loạt dự án khác bên ngoài Phú Mỹ Hưng hưởng lợi từ tuyến đường huyết mạch này. Nhiều khu vực xung quanh vốn là những cánh đồng bạc màu, ngập úng cũng nhanh chóng “lên đời” thành những khu dân cư khang trang, những dự án căn hộ hút khách…
Thành công từ “cú hích” hạ tầng ở khu Nam không chỉ có mỗi trường hợp đường Nguyễn Văn Linh mà còn có hàng loạt ví dụ khác. Chẳng hạn như đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, cầu Phú Mỹ… cũng sinh ra hàng loạt dự án căn hộ, khu dân cư hiện đại thu hút hàng vạn cư dân mới di chuyển đến Nam Sài Gòn, cải tạo bộ mặt đô thị khu vực này.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, sự phát triển đô thị của khu Nam thời gian qua có sự tác động mạnh mẽ từ sự phát triển hạ tầng khu vực này. Hạ tầng tại đây có được sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua là nhờ sự đầu tư lớn của thành phố với định hướng phát triển về phía Nam, hướng ra biển.
Khu Nam thành phố có lợi thế là khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã hoàn chỉnh chức năng dịch vụ và là đòn bẩy phát triển toàn vùng
Trong giai đoạn 2016 – 2020, TPHCM vẫn xác định phát triển thành phố với hai hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển; hai hướng phụ là hướng Tây – Bắc và hướng Tây, Tây – Nam.
Về hướng chính phía Nam, thành phố xác định rõ hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Từ cuối năm 2015 đến nay, rất nhiều dự án hạ tầng đã được triển khai tại khu vực này. Do đó, các nhà đầu tư bất động sản đều đang “kỳ vọng” vào một “cú hích” hạ tầng mới tại khu Nam.
“Kỳ vọng” khu Nam
Chỉ tính những dự án hạ tầng có tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng mới triển khai, ở khu vực Nam Sài Gòn có thể kể đến hàng loạt dự án như: hầm chui và cầu vượt tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ; xây cầu Kênh Tẻ 2 và cầu Nguyễn Khoái kết nối quận 7 với quận 4; xây cầu Rạch Đĩa, mở rộng đường Lê Văn Lương; mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m kết nối với đường Nguyễn Văn Linh…
Đó là chưa kể các dự án hạ tầng kết nối khu trung tâm và khu đô thị Thủ Thiêm với khu Nam như dự án cầu Thủ Thiêm 4, hay dự án “khủng” Metro số 4 với vốn đầu tư lên đến 97.000 tỷ đồng… đều đã được thành phố lên kế hoạch.
Từ đại lộ Nguyễn Văn Linh làm nền, nhiều công trình hạ tầng giao thông kết nối vào khu Nam cũng được nhà nước đầu tư để tạo sự phát triển toàn diện khu Nam với liên vùng
Chính vì những dự án hạ tầng lớn đang được khởi động mà giới đầu tư đều “kỳ vọng” thị trường bất động sản khu Nam sẽ có 1 “cơn sóng” mới trong thời gian gần. Các chủ đầu tư cũng bắt đầu cuộc đua xây dựng tại đây với hàng loạt dự án nổi bật. Ngay cả “ông lớn” tại khu Nam là Phú Mỹ Hưng cũng lần đầu tiên xây dựng 1 dự án bên ngoài khu đô thị Phú Mỹ Hưng (dự án Saigon South Residences), chiếm lĩnh 1 vị trí cực đẹp trên đường Nguyễn Hữu Thọ để đón đầu làn sóng này.
Theo đại diện Phú Mỹ Hưng, với kế hoạch phát triển hạ tầng khu Nam của thành phố, Saigon South Residences sở hữu vị trí đón đầu tương lai. Lợi thế này sẽ kéo theo tiềm năng gia tăng bất động sản của dự án này khi các dự án hạ tầng quanh dự án hoàn thành.
Vị này cho biết: “Không ngẫu nhiên khi Phú Mỹ Hưng chọn thời điểm 2019 để bàn giao Saigon South Residences. Một mặt thiết kế lịch thanh toán trải dài giúp nhiều người có thể tiếp cận dự án mà không cần khoản tích lũy ban đầu lớn; mặt khác, đơn vị muốn công trình đi vào hoạt động khi các dự án hạ tầng hiện đã triển khai quanh khu vực này hoặc sắp triển khai hoàn thành. Khi đó, giao thông thuận tiện hơn và giá trị của các căn hộ tại đây cũng sẽ gia tăng ngay tại thời điểm công trình hoàn công”.
Kế hoạch trên của Phú Mỹ Hưng cũng là 1 lợi thế để thu hút khách đến với dự án Saigon South Residences và cũng là “kỳ vọng” của nhiều nhà đầu tư. Kế hoạch đó của Phú Mỹ Hưng được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của đơn vị tại nhiều dự án.
Đại diện Phú Mỹ Hưng tự tin chia sẻ: “Khách hàng của Phú Mỹ Hưng có lẽ sẽ không quên đợt tăng giá khủng của dự án Sky Garden đợt 1, 2 chào bán năm 2003 – 2004. Khi bán giá ban đầu chỉ khoảng 300 – 400 triệu đồng/căn nhưng cầu Kênh Tẻ hoàn thành năm 2006 thì giá nhà tại đây đã tăng lên gấp 2,3 lần và đỉnh điểm là khi bán giai đoạn 3 của dự án này năm 2007, giá giao dịch trên thị trường của Sky Garden 1, 2 đã bán trước đó giao động từ 2 tỷ đến 2,2 tỷ cho một căn 70m2″.
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Dự án bất động sản”, vui lòng nhấn vào đây]