Nằm trong chuỗi sự kiện mừng tuần lễ kiến trúc Luân Đôn năm 2015 (London Festival of Architecture 2015), studio Systems đã tổ chức buổi triển lãm nhằm giới thiệu những món đồ chơi bị lãng quên vào thập niên những năm 1960. Bộ sưu tập bao gồm Interslot (mô hình từ các miếng ghép bằng gỗ), Marble Run (bộ bi lăn), đồ chơi phòng tắm mang hình dáng của nhiều con vật khác nhau như chim hay cá và những vật dụng thú vị khác. Buổi triển lãm với tên gọi “Play” được diễn ra đến ngày 3 tháng 7 năm 2015, ở cửa hàng của thương hiệu đồ nội thất Walter Knoll tại Luân Đôn. Play là sự tập hợp của nhiều món đồ chơi, dụng cụ học tập… với mục đích tôn vinh chuỗi sản phẩm dành cho trẻ em của những người theo chủ nghĩa tân thời lúc bấy giờ.
Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao
Chiếc ghế Plytek của studio Ken Garland + Associates c.1965
Play được mở ra nhằm khuyến khích việc tự học của trẻ em thông qua những trò chơi tư duy sáng tạo vào ngày 5 thàng 6 năm 2015.
Bộ đồ chơi Galt Post Office của studio Ken Garland + Associates 1967, được sản xuất bởi James Galt
Hầu hết các món đồ chơi tại Play đều có nguồn gốc từ kho lưu trữ của các nhà thiết kế nổi tiếng trong những năm 1960 như Roger Limbrick, Patrick Rylands, Fedun Shapur hay Ken Garland. Trong suốt giai đoạn đó, một số nhà thiết kế đã bắt đầu nghĩ đến việc tạo ra các vật dụng giúp trẻ em vừa học vừa chơi. Đặc biệt hơn hết, chính họ cũng có thể thoải mái, thư giãn trong quá trình sáng tạo ra những món đồ chơi hữu ích ấy.
Patrick Rylands ra mắt sản phẩm Playplax vào năm 1966, được sản xuất bởi James Galt
Theo lời đại diện dự án System mô tả: “Những món đồ chơi trong giai đoạn 1960 không chỉ đặc biệt, độc đáo mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc khi chú trọng đến lợi ích của trẻ em”. Tuy nhiên, với sự đa dạng của nhiều món đồ chơi hiện nay, hầu hết mọi người đều không còn nhớ đến chúng. Đó cũng chính là những yếu tố quan trọng làm nên buổi triển lãm này. Play được ví như một cuộc khảo sát đặc biệt cho các nhà thiết kế trẻ nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp cho sự phát triển của trẻ em thông qua hình thức vừa học vừa chơi.
Trò chơi Joupii của Patrick Rylands vào năm 1970 với 6 miếng ghép cơ bản nhưng có thể tạo nên các tư thế khác nhau của hình người
Play bao gồm bộ trò chơi Interslot của Limbrick – những tấm ván ép đầy màu sắc với nhiều hình dáng khác nhau và có thể ghép lại để tạo ra các mô hình 3D theo trí tưởng tượng của trẻ.
Các mô hình quen thuộc với trẻ em trong phòng tắm như con cá, con chim của Rylands vào năm 1970 cũng góp mặt trong buổi triển lãm này.
Trò chơi Marble Run của Ken Garland là phiên bản gốc được làm từ gỗ thay vì các thanh nhựa đầy màu sắc như hiện nay. Toàn bộ khung bao gồm thanh chắn 2 bên và những thanh trượt đặt theo kiểu zíc zắc, đóng vai trò như đường đi của viên bi.
Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày nhiều món đồ chơi thú vị khác
Ngôi nhà búp bê của Roger Limbrick, được sản xuất bởi James Galt
Năm 1972, Patrick Rylands giới thiệu đồ chơi là chiếc xe tải nhỏ, phù hợp cho các bé trai
Trò chơi với tên gọi Zig-Zag do Fredun Shapur thiết kế vào năm 1980
Trò chơi Cube tray lạ mắt
Four-Way Blocks giúp trẻ em tư duy để ghép những thanh gỗ thành hình các con vật cụ thể
Trò chơi Serpentino của Fredun Shapur
Trò chơi mô hình Polidoblocs của Margaret Lowenfeld C. vào năm 1950, được sản xuất bởi ESA
Sechseck Legespeil bắt đầu từ những miếng ghép nhằm giúp trẻ em phát huy sự sáng tạo không chỉ ở kiểu dáng mà còn ở sự pha trộn màu sắc đầy thú vị
Món đồ chơi PolyRoly của Roger Limbrick do Polypops Products sản xuất
Một số món đồ chơi tại đây đến từ các quốc gia khác được mượn từ bộ sưu tập cá nhân của Marion Hine, người tổ chức các sân chơi với tên gọi Thinking by Making vào năm 2011. Các buổi hội thảo của Hine có cùng ý tưởng với nhà thiết kế Limbrick với mục đích khuyến khích trẻ sử dụng việc lắp ráp các miếng ghép để thoả sức tư duy sáng tạo. Các sân chơi miễn phí dành cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi này sẽ được diễn ra xuyên suốt buổi triển lãm.
Đồ chơi Ri-ra của Marion-Hine
[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Đồ chơi trẻ em”, vui lòng nhấn vào đây]
(Theo Dezeen)